Soạn bài: Bài 8 - Viết bài tập làm văn số 2 - Viết văn biểu cảm (làm tại lớp)

Đề bài: Loài cây em yêu (Chọn bất cứ cây gì ở làng quê Việt Nam: tre, dừa, chuối, gạo, đa... không viết lại về cây sấu).

Hướng dẫn: Hãy chọn loài cây mà em thực sự yêu mến, thích thú, có hiểu biết về nó và nêu cho được tình cảm của mình đối với cây cùng lí do mà mình yêu cây. Bài văn phải miêu tả chi tiết về cây, tình người đối với cây và tình cảm biểu hiện phải chân thành.

Sau đây là những bài đọc tham khảo.

THÔNG REO

Ta đã từng nghe tiếng thông reo trên ngọn đồi quang đại. Ta đã từng nghe tiếng thông reo bên dòng nước thanh hương...

Tiếng thông reo khắp bổn phương trời rộng rãi, thấu qua mấy tầng mây năm sắc và có lẽ dội tận đến cung trăng. Giữa cõi thanh liêu vô tận, tiếng thông reo là một điệu đàn bất tuyệt của bổn mùa. Thông reo không cần tới gió mà gió thổi là nhờ thông reo.

Cây thông cằn cỗi, cành thông xương xương, lá thông tỉ mĩ, nhưng có ai dám liệt thông xuống ngang hàng với muôn loài cỏ?

Da thông khô xốp, nhưng nhựa thông dồi dào. Mình thông tuy già nhưng hồn thông vẫn khỏe. Thông khinh thường những phồn hoa náo động. Thông xa lánh những chỗ cát vấn, bụi lầm.

Có ai đi bên đồi thông mà không thây cõi lòng mở rộng? Có ai nghe tiếng thông reo mà không gợi hứng nguồn thơ? Thông reo vĩnh viễn, thông sống đời đời, mặc dầu sức nóng của mùa hè thiêu đốt, giá lạnh của mùa đông bao trùm...

Nguyễn Tất Thứ

NHỮNG HÀNG ME

Me vốn đã đẹp với thân cây đều đặn, không cao lỏng khỏng như dầu, không lùn tịt như sanh, đẹp với vỏ cây cằn cỗi gợi nhớ những cội tùng già bên chùa cổ trên một sườn non, với rêu xanh non mởn bám trên vỏ sạm đen, đẹp như non bộ dày sương dạn gió, với tàn không thưa, không sơ rơ như tàn sầu riêng, không dày mịt như măng cụt, vốn nó đã đẹp ở ngoài thiên nhiên rồi, mà trồng trên vỉa hè đá, bên cạnh những ngôi nhà xi măng cốt sắt, khô, nóng và buồn, thì nó còn đẹp hơn biết bao!

Ôi, những hàng me Chợ Cũ, những hàng me phố Gia Long, những hàng me phố Tản Đà giao nhành rợp bóng, những hàng me bầu bạn của người đi bộ về trưa, những hàng me tò mò dòm vào các cửa sổ tư gia, gởi vào đó những lá nhỏ li ti trên tóc cô bé gái, những hàng me tàn xanh sậm quyến luyến với tiếng dương cầm của ai trong cửa sổ vọng ra...

A... ha, những cây me vui, những cây me rắn mắc, thỉnh thoảng, sau một trận mưa, lại đánh rơi xuống áo đẹp của ai những hột nước làm cho ai nhăn mày...

(Theo Bình Nguyên Lộc - Những bước lang ihang trên hè phố)

CÂY PHƯỢNG TRƯỜNG EM

Nước ta có bốn mùa và mùa nào cũng có những loài cây, hoa đẹp, mang nhiều ý nghĩa. Các loài cây đều có những ý nghĩa cao quý riêng, nhưng riêng cây phượng vĩ là tượng trưng của riêng tuổi học trò tinh nghịch với những mùa thi và kì nghỉ hè.

Cây phượng thật gần gùi với tuổi học trò. Khi cuối hè, học sinh lại được cáp sách đến trường sau kì nghỉ dài. Ai cũng có một nước da rám nắng với một nụ cười rạng rỡ và những câu chuyện về kì nghỉ. Học sinh vui vẻ kể chuyện cho nhau nghe dưới những gốc phượng trong sân trường. Trong kì nghỉ hè, cây phượng phải xa lũ học sinh tinh nghịch, chắc cây cũng buồn lắm. Xa học sinh cả mây tháng hè cây lúc nào cũng nghĩ đến những kỉ niệm với học sinh. Đầu hè khi học sinh bắt đầu những kì thi thì cũng là lúc phượng có nụ rồi nở hoa. Hoa phượng mọc thành từng chùm. Nụ hoa màu xanh non, bé, ở trong lại có những cánh hoa non. Với tụi học sinh chúng tôi thì quả phượng non có thật nhiều trò để chơi, cánh non thì ăn được còn những nhị ở trong thì đem đi chơi chọi hay chơi bán đồ hàng... Sau một thời gian, nụ hoa dần hé nở, đầu nụ chúm chím như bọc lấy từng cánh hoa đỏ đang muốn vươn rộng ra để đón lấy ánh nắng vàng rực rỡ. Rồi hoa phượng cũng nở, nở mỗi lúc một nhiều hơn. Trên tán lá xanh, rộng bây giờ đã toàn một màu hoa đỏ. Trên mỗi chùm hoa lại có sẵn nhiều bông. Hoa phượng có bốn đến năm cánh. Mỗi cánh hoa có một hoặc chia thành nhiều cánh, mang thêm chút màu trắng rất đẹp. Hoa có nhị, trên nhị có một túi phân nhỏ như một chiếc mũ tròn đáng yêu. Vì hoa phượng rất đẹp, lại nở rộ vào đầu mùa hè khi học sinh chuẩn bị đi nghỉ hè nên hoa phượng đã trở thành biểu tượng của mùa thi, mùa nghỉ hè. Học sinh yêu hoa phượng, cây phượng, không chỉ vì vẻ đẹp đặc biệt mà vì hoa còn thật gần gũi với học sinh. Sau mùa hè, mùa thu đến, tiết trời thu hơi se lạnh. Học sinh cũng bớt nghịch ngợm hơn. Tụi tôi thường hay nắm tay nhau ngồi chơi dưới gốc phượng hay đôi lúc lại chạy lên phía hành lang ngoài cửa tầng hai nơi cành phượng vươn tới để chơi, chỗ này - cái ban công tầng hai chúng tôi đã có rá’t nhiều kỉ niệm vui. Kỉ niệm về những lần đứng hò hét trêu nhau hay chỉ là kỉ niệm về những lần đứng nghịch cành phượng già.

Cây phượng già ấy vào giữa thu thường thay lá. Tán lá xanh rộng trước bây giờ có thêm màu vàng và cứ hẹp dần tán lại. Chỉ cần động vào rồi khẽ rung thì chúng tôi lại được chơi đùa dưới cơn mưa lá phượng vàng. Từng đợt từng đợt một, những lá phượng vàng bé li ti bay theo gió, đó là một cảnh tượng thật đẹp mà học sinh đã gắn bó với mái trường không thể quên được. Cuối thu trời vào đông, tán phượng vẫn xanh rì của mùa hè giờ đã thưa dần màu xanh, có những cây chỉ còn lại cành trụi. Lúc này nếu ngắm kĩ cành và thân cây bạn sẽ thấy thật đẹp. Thân cây to, vỏ xù xì vững chắc. Cành phượng cũng mang một màu nâu như thân, cành cây thẳng tỏa rộng ra các phía để tạo thành từng tán lá xanh mà những học trò vẫn chơi đùa dưới đó. Mùa xuân lại về, khung cảnh trầm lặng của mùa đông được thay bằng cảnh tượng vui nhộn và những tia nắng ấm mùa xuân. Học sinh vui mừng đón xuân về, cây phượng cũng vậy. Cây phượng lại bắt đầu nhú lên những lá non mơn mởn. Và thế là cây phượng cùng học sinh lại đón xuân và đón một nãm mới.

Tôi yêu cây phượng nhiều lắm và cũng chẳng hiểu sao tôi lại yêu cây đến vậy. Tôi luôn ao ước cây phượng sẽ mãi là biểu tượng của tuổi học trò và tôi sẽ được gắn bó mãi mãi với cây phượng và những chùm hoa đỏ - hoa của học trò, hoa của tình bạn.

(Phạm Thúy Hạnh)

CÂY BƯỞI TRONG VƯỜN NHÀ EM

Trong cuộc sống của chúng ta, chắc hẳn cây bưởi rất quen thuộc và gần gũi. Em râ't yêu cây bưởi trong vườn nhà mình không chỉ vì đặc tính của cây mà vì cây đã gắn bó với tuổi thơ, với cuộc sống của em.

Em rất thích ngắm cây bưởi. Thân cây to, bám lớp rêu xanh xanh khi đã trải qua bao nắng gió. Những cành bưởi mập mạp vươn dài đón nắng. Những cành ấy đầy lá xanh và quả tròn lẳn. Nhìn cây mà em lại thây yêu cây hơn. Mỗi khi hoa bưởi nở, cái hương thương ngát của những bông hoa trắng ngần lại tràn ngập trong vườn. Mỗi tốì học bài, em thường mở cửa sổ để hương bưởi lan vào phòng. Được học trong không gian đầy hương hoa ấy, thật dễ chịu. Mỗi khi tới mùa hoa bưởi chín, em hái những trái bưởi căng tròn, thơm ngon ấy mang đi biếu ông bà và những người thân của mình. Các bạn trong lớp em cũng rất thích cái vị chua chua, ngọt ngọt của bưởi nhà em. Còn những chiếc lá bưởi xanh ngắt, luôn có trong nồi nước gội đầu của mẹ. Bên mái tóc thơm hương lá bưởi của mẹ em, em như cảm nhận được những chiếc lá bưởi thân thương.

Mẹ bảo em rằng: "Cây bưởi được trồng đúng vào ngày em cất tiếng khóc chào đời”. Vậy mà nhanh thật đấy. Mới ngày nào em còn theo bố ra vườn để bắt sâu, tưới nước chăm sóc cho cây. Giờ đây, những chùm hoa bưởi lại theo em vào lớp trong những giờ sinh học. Dưới gốc bưởi em đã có bao kỉ niệm đẹp. Em nhớ tới những khi mẹ dạy nấu những món ãn làm từ hoa bưởi ngát hương. Nhớ những buổi trưa hè nghe bà kể chuyện cổ tích. Những món làm từ bưởi như: chè bưởi, bột sắn ướp hoa bưởi, rồi cả trà ướp hoa bưởi nữa thật thơm ngon biết chừng nào. Những câu chuyện em được nghe dưới gốc bưởi dường như cũng thú vị, cũng hay hơn.

Vào mùa bưởi chín ở chợ đều có rất nhiều bưởi. Cây bưởi nhà em cũng sai lúc lỉu quả. Khi này cây bưởi đang bế những đứa con của mình. Phải chăng cây bưởi cũng có tình cảm. Mỗi khi có cơn gió tới, những cành bưởi trĩu quả lại đu đưa như đang ru những đứa con thân yêu của mình. Rồi trong mâm cỗ trung thu, những trái bưởi không thể thiếu được. Trong ánh đèn ông sao của đêm rằm tháng 8, mâm cỗ trung thu vái bưởi, bánh nướng, bánh dẻo, thật lung linh. Mỗi khi chúng ta bị cảm cúm thì trong nồi nước xông không thể thiếu được những chiếc lá bưởi. Em nghĩ rằng, không chỉ em mới có những kỉ niệm dưới gốc bưởi phải không?

Em rất yêu quý cây bưởi nhà mình. Tình cảm ấy sẽ không bao giờ thay đổi. Nhìn cây bưởi, em như thấy tuổi thơ, cuộc sống của mình. Em sẽ chăm sóc cây thật tốt để cây sẽ còn mãi cho tới mai sau.

(Thu Hà)

Viết bình luận