Soạn bài: Luyện từ và câu: Ôn tập dấu câu (Dấu gạch ngang)

* Bài tập 1: Lời giải

Tác dụng của dấu gạch ngang

1) Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

 

2) Đánh dấu phần chú thích trong câu

 

 

 

 

 

 

3) Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

                             Ví dụ

Đoạn a

- Tất nhiên rồi

- Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy...

Đoạn b

Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương - con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao, (giải thích Mị Nương là con gái Vua Hùng thứ 18).

Đoạn a:

- Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy... - Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. (giải thích đây là lời công chúa)

Đoạn c:

Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:

- Tham gia tuyên truyền, cổ động...

- Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh...

- Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ...

* Bài tập 2

Tác dụng (2) đánh dấu phần chú thích trong câu: Trong truyện chỉ có 2 chỗ gạch ngang được dùng với tác dụng (2).

Chào Bác - Em bé nói với tôi. (giải thích lời chào ấy là của em bé, em chào “tôi”).

Cháu đi đâu vậy? - Tôi hỏi em (giải thích lời hỏi đó là lời “tôi”)

Tác dụng (1) (đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại):

Trong tất cả các trường hợp còn lại, dấu gạch ngang được sử dụng với tác dụng (1).

Tác dụng (3) (đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê không có trường hợp nào).

Viết bình luận