Soạn bài: Bài 11 - Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca)

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Tìm hiểu và phân tích bố cục bài thơ

Bài thơ gồm 4 phần:

- Đoạn 1 (5 dòng đầu): Bối cảnh chung: Gió thu cuộn mất ba lớp tranh nhà tác giả.

- Đoạn 2 (5 dòng kế): Uất ức vì già yếu nên bị bọn trẻ con xô cướp giật mất tranh.

- Đoạn 3 (8 dòng kế tiếp): Nỗi khổ nhà dột, ướt lạnh, con quậy phá, lo lắng vì loạn lạc.

- Đoạn 4 (phần còn lại): Tình cảm cao cả vị tha của tác giả.

Cũng có thể có cách chia bố cục theo kiểu khác: bài thơ có 2 phần: phần đầu 18 câu làm nền và phần sau 5 câu thể hiện ước mơ cao cả, tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Đỗ Phủ. Riêng phần đầu có thể chia thành ba phần nhỏ.

2. Cách phân chia sau cũng rất hợp lí.

Phương thức biểu đạt chủ yếu ở mỗi phần

Phần 1: miêu tả (kết hợp tự sự).

Phần 2: tự sự (kết hợp với biểu cảm)

Phần 3: miêu tả (kết hợp với biểu cảm).

Phần 4: biểu cảm trực tiếp.

(Thực ra ranh giới của các phương thức trên chỉ có tính chất tương đối).

3. Trong phần ba, bao nhiêu nỗi khổ đã dồn dập đến với nhà thơ:

                Giây lát, gió lặng, mây tối mực,

                Trời thu mịt mịt đêm đen đặc

                Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt,

                Con nằm xấu nết đạp lót nát

                Đầu giường nhà dột chẫng chừa đâu

                Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt.

                Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê.

                Đêm dài ướt át sao cho trót?

Sau trận cuồng phong, gió lặng, mây tối mực không gian co lại trong bốn bức vách mưa dày hạt mưa, mưa chẳng dứt... Căn nhà đã bị tốc mái nên có khác chi ngoài trời. Đỗ Phủ lúc này đôi mặt với cái nghèo và cái khố đầy cay nghiệt: cả nhà chỉ có một tấm chăn cũ nát, con dại nằm xấu nết đã đạp lót nát khiến ông không sao chợp mắt được. Đã vậy, nhà thơ còn phải lo lắng vì loạn lạc: “từ trải cơn loạn ít ngủ nghê’’. Tấm thân già yếu bệnh tật của ông chịu sao nối cảnh “chiếu đất màn trời” ấy. Ông than thở: “Đêm dài ướt át sao cho trót”. Lời than chan chứa bao nỗi chua xót và bất lực của một con người đối mặt với cái nghèo và cái khổ dập dồn.

Chỉ với vài nét chấm phá đơn sơ, Đỗ Phủ đã miêu tả sinh động và khúc chiết những nỗi khổ của ông, nhất là chỉ với nét điểm xuyết: từ trải can loạn ít ngủ nghê đã làm cho nỗi khổ của nhà thơ như được nhân lên gấp bội lần.

4. Tinh thần nhân đạo, vị tha cao cả của tác giả

Giá trị của bài thơ đã tăng lên nhiều lần nhờ ở đoạn kết:

                “Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,

                Cho khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,

                Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn!

                Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt

                Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!”

Để viết những dòng thơ “xuất thần” tuyệt vời này, Đỗ Phủ vượt lên trên nỗi đau khổ, nghèo túng của chính bản thân mình.

Nhà thơ mơ ước có được “nhà rộng muôn ngàn gian” vững chãi trước giông bão gió mưa để che cho những kẻ sĩ nghèo trong khắp thiên hạ. Bao giờ nhìn thấy nhà ấy sừng sững dựng trước mát thì riêng lều của nhà thơ tan nát, tấm thân của nhà thơ dẫu có chết vì giá rét vẫn cam lòng.

Đây đúng là một ước mơ cao cả chan chứa lòng vị tha (vì chỉ nghĩ tới người khác) và tinh thần nhân đạo (ước mong cho mọi người được hân hoan vui sướng).

Tinh thần tiên ưu, hậu lạc (lo trước, vui sau) của Nho giáo đã thấm sâu vào tâm hồn Đỗ Phủ. Nhà thơ tuy nghèo khổ rất mực nhưng lại không muôn mình sung sướng trước mọi người, ông mơ ước cho mọi người được sung sướng trước ông và hơn ông.

Thật là một tư tưởng giàu tính nhân văn đáng ca ngợi.

ĐỌC THÊM

... Trong bài thơ này, Đỗ Phủ đã miêu tả nỗi thống khổ của bản thân song khi đọc xong phần cuối của bài thơ, chúng ta hiểu rằng nhà thơ không miêu tả sự thống khổ của bản thân một cách cô lập, đơn thuần mà thông qua miêu tả sự thống khổ của bản thân để biểu hiện sự thống khổ của tất cả “kè sĩ nghèo trong thiên hạ”, đề biểu hiện thảm họa của xã hội, của thời đại. Nếu khi đọc đến câu “Quay về chống gậy lòng ấm ức” còn chưa lí giải sâu sắc nội dung của tiếng “than thở” của nhà thơ thì, hẳn đọc đến câu “Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt. Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng dược”, ta sẽ nhận ra rằng nhà thơ không chỉ vì sự bất hạnh của chính mình mà than thở, mà mất ngủ, mà gào to thét lớn! Trong đêm thu bị mưa vùi gió dập một cách tàn nhẫn, đều quay cuồng trong đầu óc nhà thơ không chỉ là chuyện “Riêng lều ta nát” mà còn là tình cảnh mọi ngôi nhà tranh của “Kè sĩ nghèo trong thiên hạ” đều rách nát...

Hàng trăm, nghìn năm nay tình cảm lo nước thương dân nồng cháy và lí tưởng cao cả, yêu cầu khẩn thiết thay đối hiện thực đen tối của Đỗ Phủ mãi mãi kích động tâm khảm độc giả và phát huy tác dụng tích cực.

(Hoắc Tùng Lâm - Trong cuốn Đường thi giám tưởng từ điển Thượng Hải từ thư xuất bản xã tr.530 - 531 - Nguyễn Khắc Phi trích dịch)

Viết bình luận