Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận

I. VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN

1. Tìm hiểu văn bản chính luận

Đọc kĩ ba văn bản:

a. Đoạn trích Tuyên ngôn Độc lập: Văn bản chính luận bao gồm những tuyên ngôn, tuyên bố của một đảng phái chính trị hoặc một vị nguyên thủ quốc gia nhằm trình bày quan điểm chính trị của một đảng phái hay quốc gia, nhân dịp một sự kiện trọng đại. Tuyên ngôn Độc lập cũng là một văn bản chính luận.

Phần mở đầu của Tuyên ngôn Độc lập cũng là luận cứ của lập luận trong văn bản. Tác giả sử dụng ở đây khá nhiều thuật ngữ chính trị: nhân quyền, dân quyền, bình đẳng, tự do... Đặc biệt là tác giả mạnh dạn sử dụng các thuật ngữ quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do...

Câu văn rất mạch lạc, với các kết cấu cụm từ: trong những quyền ấy, suy rộng ra, có ý nghĩa là... Câu kết chuyến ý mạnh mẽ, dứt khoát nhất là rất khẳng định: Đó là những lẽ phải không ai chối cãi duợc.

b. Đoạn trích Cao trào chống Nhật: Đây là một đoạn trích mở đầu trong tác phẩm chính luận Cách mạng tháng Tám in trong Tuyển tập cách mạng dân tộc dân chủ Việt Nam (tập một, tr.345) của đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Xuất bản lần đầu ở Hà Nội năm 1946, tác phẩm quan trọng này, tổng kết giai đoạn cách mạng thắng lợi đã làm nên những sự kiện lịch sử lớn và trình bày sách lược của những người cộng sản Việt Nam. Tác phẩm trình bày những ưu điểm và nhược điểm của Cách mạng tháng Tám, tính chất và ý nghĩa lịch sử của cách mạng; triển vọng, tình hình cũng như nhiệm vụ cần kíp của nhân dân Việt Nam.

c. Đoạn trích trong SGK Ngữ văn 11, tập hai của tác giả Trường Chinh chỉ rõ kẻ thù lúc này là phát xít Nhật và khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát: bọn thực dân Pháp không còn là đồng minh chống Nhật của chúng ta nữa.

Đoạn trích Việt Nam đi tới (Bài bình luận trên báo)

Bài này phân tích những thành tựu mới về các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Tác giả từ đó nêu những triển vọng tốt đẹp của cách mạng trong thời gian sắp tới. Đặc biệt ở đây là giọng văn hào hứng sôi nổi, câu văn giàu hình ảnh gợi mở một tương lai sáng sủa của dân tộc, nhân dịp đầu năm mới.

2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

Ba văn bản vừa tìm hiểu trên đều là những văn bản tiêu biểu cho phong cách ngôn ngữ chính luận.

Chúng ta cần phân biệt hai khái niệm nghị luậnchính luận: Nghị luận là một thao tác tư duy bên cạnh các thao tác miêu tả, tự sự dùng để nhận thức và diễn đạt bằng lời nói. Trong nhà trường có văn miêu tả, văn tự sự, văn thuyết minh và văn nghị luận.

Văn nghị luận có nghị luận văn học (nghị luận văn chương), nghị luận xã hội, nghị luận chính trị.

Chính luận (nói tắt của nghị luận chính trị) là một phong cách ngôn ngữ độc lập với các phong cách khác.

Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc khẩu ngữ trong các buổi hội nghị, hội thảo... nói chuyện thời sự... nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng... theo một quan niệm chính trị nhất định.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1

Phân biệt khái niệm nghị luậnchính luận:

- Nghị luận là thao tác tư duy, là phương tiện biểu đạt, một kiểu bài làm văn trong nhà trường. Còn phong cách ngôn ngữ chính luận là một phong cách chức năng ngôn ngữ. Phong cách chính luận được hình thành như một phong cách độc lập với các phong cách ngôn ngữ khác, là do cách thức sử dụng ngôn ngữ đã hình thành những đặc trưng tiêu biểu. Nó có cơ sở xã hội là công cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân ta trong hơn nửa thế kỉ trước.

- Thao tác (phương pháp) nghị luận được sử dụng ở tất cả mọi lĩnh vực khi trình bày, diễn đạt, kể cả lĩnh vực văn chương (nghị luận văn học), còn chính luận chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bày quan điểm về vấn đề chính trị.

Bài tập 2

Chú ý các mặt biểu hiện của phong cách chính luận trong đoạn văn:

- Dùng nhiều từ ngữ chính trị.

- Câu văn mạch lạc, chặt chẽ, tuy có thể dùng câu dài (câu thứ ba ở ví dụ trong SGK Ngữ văn 11, tập hai).

- Đoạn văn thế hiện rõ quan điểm chính trị về lòng yêu nước, đánh giá cao lòng yêu nước của nhân dân ta.

- Đoạn văn có sức hấp dẫn và truyền cảm: nhờ lập luận chặt chẽ, nhờ những hình ảnh so sánh cụ thể, sát hợp.

Bài tập 3

Học sinh cần đọc văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và phân tích việc dùng từ ngữ, cách kết cấu câu giản dị, dễ hiểu của tác giả. Lần lượt phân tích theo 3 phần của bài:

- Tình thế buộc chúng ta phải chiến đấu.

- Chúng ta chiến đấu bằng mọi thứ có trong tay.

- Niềm tin vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến.

Viết bình luận