Soạn bài: Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức và luân lí Đông Tây)

GỢI Ý HỌC BÀI

1. Cấu trúc đoạn trích gồm 3 phần sau đây là ý chính của từng phần.

- Phần 1: Người nước ta còn hoàn toàn xa lạ với khái niệm luân lí xã hội.

- Phần 2 có 3 đoạn:

+ Hai đoạn đầu: So sánh bên Âu châu, bên Pháp với bên mình về ý thức nghĩa vụ giữa người với người.

+ Các đoạn sau: Nguyên nhân của tình trạng dân không biết đoàn thể, không trọng công ích nằm ở sự phản động thối nát của lũ quan trường.

- Phần 3: Cần phải truyền bá chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam để gây dựng đoàn thể nhằm hướng tới mục đích giành độc lập, tự do.

Chủ đề tư tưởng của đoạn trích gần như đã được nói rõ ở phần III.

2. Trong phần 1 của đoạn trích, tác giả đã chọn cách vào đề hay đặt vấn đề thẳng thắn gây ấn tượng mạnh mẽ cho người nghe.

Đầu tiên tác giả dùng cách nói phủ định: “Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều”. Nhằm mục đích đánh tan mọi sự hiểu lầm có thể có ở người nghe về sự hiểu biết của chính họ trên vấn đề luân lí xã hội, tác giả đã chẳng ngần ngại với cách nói ấy. Tiếp đó để tránh khả năng hiểu đơn giản hay xuyên tạc vấn đề của một số người, tác giả đã bồi tiếp một câu để bài nói của mình khỏi đề cập những chuyện vô bổ: “Một tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lí được cho nên không cần cắt nghĩa làm gì”.

Điều này không chỉ cho thấy sự sống động trong tư duy và sự nhạy cảm trong quan hệ giao tiếp của tác giả mà còn bộc lộ uy lực lời nói của tác giả.

3. Trong phần 2, ở hai đoạn đầu, tác giả đã so sánh bên Âu châu, bên Pháp với bên mình về một vấn đề trung tâm là ý thức nghĩa vụ giữa người với người. Người nghe, người đọc tất nhiên vẫn có thể nhận ra được cái nhìn của tác giả về sự thua kém của “bên mình” về các vấn đề còn lại là sự công bằng và sự hiểu biết.

4. Ở các đoạn sau của phần 2 tác giả chỉ ra nguyên nhân của tình trạng dân không biết đoàn thể, không trọng công ích là nằm ở sự phản động, thối nát của lũ quan trường.

Viết bình luận