Soạn bài: Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

Gợi ý

1. Nguyễn An Ninh phê phán những hành vi học đòi cóp nhặt những cái tầm thường của phong hóa châu Âu, thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là nói thông thạo bằng tiếng nước mình. Đó là những người Việt Nam mà học đòi làm theo Tây cho ra người Tây.

2. Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng rất to lớn đối với vận mệnh của dân tộc. Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của dân tộc cũng là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị.

Nhân vật thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê cũng khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc, xem đó là phương tiện sắc bén để đấu tranh giành lại độc lập, tự do. Ông nói: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khóa chốn lao tù”.

3. Căn cứ vào Truyện Kiều của Nguyễn Du và các tác phẩm văn học khác, tác giả nhận định “tiếng nước mình” không nghèo nàn.

4. Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài với ngôn ngữ “nước mình” tác giả quan niệm: “Tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình” và học tiếng nước ngoài không kéo theo việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ.

5. Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị thì câu nói sau đây cuá tác giả: “Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian” là đúng - vì tiếng nói, ngôn ngữ là một trong những phương tiện sắc bén để đấu tranh giành lại độc lập tự do.

Viết bình luận