Soạn bài: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Cần chú ý mấy điểm:

a) Thể loại trong văn học trung đại chi phối người cầm bút một cách nghiêm ngặt về cấu trúc văn bản, cách thức diễn đạt, nội dung, phản ánh...

b) Văn học trung đại có lối diễn đạt riêng:

- Tác giả thường hay dùng các điển cố, nhiều từ Hán Việt, từ cổ, từ khó...

- Văn chương trung đại đặc biệt là thơ ca, các tác giả thường diễn đạt hình thức ước lệ, tượng trưng.

BẢNG TỔNG KẾT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11

STT

Tác giả

Tác phẩm

Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật

1

Lê Hữu Trác

1724-1791

Vào phủ chúa Trịnh

Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút chân thực sắc sảo, tác giả vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường lợi danh.

2

Hồ Xuân Hương

Tự tình II

Đau buồn, phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Thể hiện tài năng độc đáo trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dụng hình ảnh.

3

Nguyễn Khuyến (1835-1909)

Câu cá mùa thu

Cảnh thu cho thấy tình yêu thiên nhiên đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của thi sĩ.

4

 

Trần Tế xương (1870 - 1907)

Thương vợ

Hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. Cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.

5

Nguyễn Khuyến

Khóc Dương Khuê

Trân trọng và xót thương khi bạn thân qua đời.

6

Trần Tế Xương

Vịnh khoa thi Hương

Phê phán những cái nhố nhăng trong thi cử do chế độ phong kiến lỗi thời gây ra.

7

Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858)

Bài ca ngất ngưởng

Bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống của Nguyễn Công Trứ.

8

Cao Bá Quát (1809 - 1855)

Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.

9

Nguyễn Đình Chiểu

Lẽ ghét thương

Những tình cảm yêu ghét phân minh và tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả. Lời thơ mộc mạc, chân chất nhưng đậm đà cảm xúc.

10

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)

Chạy giặc

Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược.

11

Chu Mạnh Trinh (1862-1905)

Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Cảnh đẹp Hương Sơn.

12

Nguyễn Đình Chiểu

Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc

Bức tượng đài bất tử về người nghĩa sĩ nông dân kháng Pháp. Những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc.

13

Ngô Thì Nhậm (1746-1803)

Chiếu cầu hiền

Thuyết phục trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.

14

Nguyễn Trường Tộ (1830- 1871)

Xin lập khoa luật

Bàn về việc cần thiết của luật pháp đối với xã hội nhằm thuyết phục triều đình cho mở khoa luật.

Thể loại trong văn học trung đại

a) Văn xuôi tự sự: Vào phủ chúa Trịnh.

b) Thơ lục bát: Lẽ ghét thương

c) Thơ song thất lục bát: Khóc Dương Khuê

d) Thơ hát nói: Bài ca ngất ngưởng, bài ca phong cảnh Hương Sơn

đ) Thơ Đường luật: Tự tình II, Câu cá mùa thu, chạy giặc

e) Ca và hành: Bài ca ngắn đi trên cát

g) Chiếu: Chiếu cầu hiền

h) .Văn tế: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Viết bình luận