Soạn bài: Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu)

Hoàn cảnh ra đời của bài Chiếu cầu hiền:

Năm 1788, vua Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà, rước quân Thanh vào xâm lược nước ta. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế đặt niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc quét sạch hai mươi vạn quân Thanh cùng bọn tay sai bán nước. Lê Chiêu Thống cùng tàn quân chạy theo Tôn Sĩ Nghị. Trước tình hình đó, một sô' bề tôi của nhà Lê hoặc mang nặng tư tưởng trung quân lỗi thời, hoặc lo âu sợ hãi vì chưa hiếu triều đại Tây Sơn mới mẻ, nên có người đào tẩu, có người ẩn cư, thậm chí tự tử.

Vì vậy, vua Quang Trung giao cho Tiến sĩ Ngô Thì Nhậm thay lời mình viết Chiểu cầu hiền kêu gọi những người tài đức sớm ra tham chính giúp nước, giúp dân.

Chiếu

Chiếu chính là loại cõng văn thời phong kiến nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho bề tôi hoặc chỉ thị cho muôn dân. Lời chiếu phải trang trọng, rõ ràng, tao nhã. Nội dung nhiều bài chiếu bàn bạc những vấn đề trọng hệ đến vận mệnh đất nước.

Văn học trung đại nước ta có những bài chiếu nổi tiếng như Thiển đô chiếu (Chiếu dời đô) của vua Lí Thái Tổ, Di chiếu (Chiếu để lại trước khi chết) của vua Lí Nhân Tông, Cầu hiền chiếu (Chiếu cầu hiền) của Ngô Thì Nhậm thay lời vua Quang Trung.

GỢl Ý HỌC BÀI

1. Bài Chiếu cầu hiền gồm có 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “... trời sinh ra người hiền vậy”-. Thiên chức của người hiền là giúp vua giúp nước.

- Phần 2: Từ Trước đây thời thế... của trẫm hay sao?-. Thái độ của nho sĩ Bắc Hà trước việc vua Quang Trung đem quân ra Bắc diệt nhà Trịnh. Thái độ thành tâm khiêm tôn nhưng rất kiên quyết trong việc cầu hiền của vua Quang Trung.

- Phần 3: Phần còn lại: Con đường cầu hiền hết sức rộng mở của vua Quang Trung với các biện pháp cụ thể và dễ làm.

2. Cầu hiền chiếu do Ngô Thì Nhậm thay lời vua Quang Trung viết nhằm kêu gọi những người tài đức ra tham chính làm việc với tân triều giúp nước, giúp dân.

Như phần trên đã nói cầu hiền chiếu chủ yếu nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức là các trí thức của triều đại cũ Lê Trịnh ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.

Nhằm đối tượng như thế nên tác giả đã mở đầu bài chiếu bằng lời của Khổng Tử trong sách luận ngữ: “Vị chính dĩ đức, thí như Bắc Thần, cư kì sở, chúng tinh củng chi” (Lấy đức mà cai trị đất nước, giống như sao Bắc Đẩu giữ đúng vị trí của mình, các ngôi sao khác sẽ chầu về). Điều này nhất định sẽ có tác dụng thuyết phục rất lớn đối với nho sĩ Bắc Hà, những kẻ đã dồi mài kinh sử nơi cửa Khổng sân Trình thân thuộc.

Tiếp đó, trước việc vua Quang Trung đem đại quân ra Bắc diệt nhà Trịnh phá quân Thanh xâm lược, một số bề tôi của nhà Lê hoặc mang tư tưởng trung quân lỗi thời, hoặc sợ hãi chưa hiểu triều đại mới nên có người đã bỏ trốn, có người đi ở ẩn, hoặc tự tử... Tác giả thật tinh tế khi không kể trực tiếp những thái độ ấy mà lại dùng các hình ảnh gõ mõ canh cửa, ra biển vào sống, chết đuối trên cạn... nhẹ nhàng kín đáo và tế nhị.

Lời lẽ tiếp theo của bài chiếu cho thấy nhà vua thật thành tâm, khiêm nhường nhưng rất kiên quyết trong việc cầu hiền. Điều này thể hiện ngay trong cách nhận định tình hình chân xác: “trời còn tăm tối”, “vừa mới mở ra”, “còn nhiều khiếm khuyết. Và cả trong cách suy nghĩ: “Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình”... mới thật là khiêm tốn biết bao. Thái độ kiên quyết trong việc cầu hiền của nhà (vua thể hiện đậm nét trong dòng nghĩ suy còn lại của người.

Sau cùng, con đường cầu hiền của vua Quang Trung hết sức rộng mở. Bài chiếu đưa ra ba biện pháp thật cụ thể và dễ làm:

... dâng sớ tâu bày, hiến kế cho vua

... nhờ người tiến cử ... tự tiến cử,

3. Qua Cầu hiền chiểu người đọc hiểu được chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung sau ngày dẹp yên thù trong giặc ngoài. Từ đó thấy được tầm nhìn xa trông rộng và tâm huyết vì nước vì dân của nhà vua.

Viết bình luận