Soạn bài: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô)

Tóm tắt vở kịch

Vũ Như Tô là một vở kịch dài 5 hồi.

Hồi 1: Lê Tương Dực, một hôn quân bắt Vũ Như Tô - một kiến trúc sư thiên tài - xây dựng Cửu Trùng Đài làm nơi ăn chơi hưởng lạc. Vũ Như Tô không chịu xây dù bị Lê Tương Dực dọa giết. Nhưng Đan Thiềm, một cung nữ bị thát sủng đã thuyết phục Vũ Như Tô hãy nhân cơ hội này, lợi dụng quyền thế và tiền bạc của hôn quân đê’ trồ’ hết tài năng xây dựng cho đất nước, cho đời sau một công trình nghệ thuật đồ sộ, vĩnh cửu. Theo lời khuyên của tâm hồn đồng điệu, Vũ Nhu Tô châ'p nhận xây Cửu Trùng Đài.

Hồi 2: Vũ Như Tô hết lòng lo việc xây Cửu Trùng Đài thì diễn ra mâu thuẫn giữa phe Lê Tương Dực mà hiện thân là Nguyễn Vũ, quan Đông các đại học sĩ và phe đối lập là Quận công Trịnh Duy Sận. Sản dâng sớ đòi đuổi Vũ Như Tô và gác lại việc xây Cửu Trùng Đài, thải thợ nhưng sớ bị ỉm đi và mọi việc vẫn tiến diễn.

Hồi 3: Vì bị ăn chặn, thợ bị đói. Vì tai nạn, thợ chết nhiều. Dân oán hận vua. Thợ oán hận Vũ Như Tô vì Vũ Như Tô chém thợ chạy trôn.

Vũ Như Tô vẫn hăng say xây dựng Cửu Trùng Đài theo chiếu chỉ của nhà vua mặc dù thâm tâm rất ghét nhà vua. Thái phi Kim Phượng nghi ngờ môi quan hệ Vũ Như Tô - Đan Thiềm.

Trịnh Duy Sản can vua và cảnh báo sẽ có loạn, yêu cầu vua đuổi cung nữ, giết Vũ Như Tô. Lê Tương Dực không nghe lời can còn cho đánh đòn Trịnh Duy Sản.

Hồi 4: Tin dữ thiên tai lụt lội, mất mùa, giặc cướp truyền đến kinh thành trong lúc Vũ Như Tô bị đá đè bị thương vẫn đốc thúc thợ xây Cửu Trùng Đài. Thợ dự tính nổi loạn. Trịnh Duy Sản phát động cuộc nổi loạn.

Hồi 5: Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô trôn đi. Nhưng Vũ Như Tô không nghe. Tin báo: Lê Tương Dực bị Trịnh Duy Sản giết. Nguyễn Vũ tự sát. Cửu Trùng Đài thì bị thợ nổi loạn đập phá. Đan Thiềm và Vũ Như Tô bị phe nổi loạn giết.

GỢI Ý HỌC BÀI

Câu 1

Vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng được xây dựng dựa trên hai mâu thuẫn lớn:

- Một là mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến thôi nát Lê Tương Dực với nhân dân đang bị bần cùng hóa vì sưu thuế, tạp dịch.

- Hai là mâu thuẫn bên trong của Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Đó là mâu thuẫn giữa người công dân và người nghệ sĩ, cũng là mâu thuẫn giữa lòng căm ghét tên hôn quân Lê Tương Dực với khát vọng xây dựng một công trình nghệ thuật đồ sộ vĩnh cửu cho đất nước, cho đời sau.

Hai mâu thuẫn lớn này gắn bó và tác động lẫn nhau:

- Vũ Như Tô càng hăng hái nhiệt tình xây dựng Cửu Trùng Đài càng làm cho mâu thuẫn đầu thêm gay gắt.

- Đan Thiềm thuyết phục Vũ Như Tô làm cho mâu thuẫn sau nghiêng về quan niệm “nghệ thuật thuần túy” và càng làm tăng mâu thuẫn đầu thêm lên.

Trong hồi V này, các mâu thuẫn đều đã được giải quyết dứt khoát bằng cuộc nổi loạn tiêu diệt Lê Tương Dực và tay chân (bao gồm cả kẻ đã giúp hôn quân xây dựng Cửu Trùng Đài)

Riêng mâu thuẫn sau chưa giải quyết dứt khoát biểu hiện ở một ỉà lời nói cuối cùng của Vũ Như Tô:

“Ta tội gì. Không, ta chỉ có một hoài bão là tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ... tranh tinh xảo với hóa công”.

Hai là lời đề tựa vở kịch của tác giả:

“Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Vũ Như Tô phải, ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”.

Câu 2

Vũ Như Tô là một nhân vật lí tưởng được sáng tạo theo cảm hứng lãng mạn của Nguyễn Huy Tưởng. Qua việc xây dựng Cửu Trùng Đài, người đọc thấy rõ đây chính là một nghệ sĩ có nhân cách, có lí tưởng nghệ thuật. Vũ Như Tô đúng là một tính cách phi thường dám sông chết với nghệ thuật, sẵn sàng tuẫn tiết vì nghệ thuật muôn đời. Người nghệ sĩ này không hề ham sông sợ chết, không hám lợi. Lúc đầu ông thà chết chứ không chịu xây Cửu Trùng Đài cho hôn quân. Lại lúc được vua thưởng cho vàng bạc lụa là ông đem chia hết cho thợ. Có thể nói Vũ Như Tô chỉ có tội là đã say mê nghệ thuật đến mức độ mù quáng. Cả tâm hồn ông chìm đắm trong giác mộng “tranh tinh xảo với hóa công”, cho đến phút cuối của cuộc đời vẫn không hiểu được là vì sao mà mình bị quần chúng căm thù đến thế, vì sao mà Cửu Trùng Đài bị đập phá, bóc lửa. Vũ Như Tô đã sẵn sàng ra pháp trường. Có thể nói đây là nhân vật được Nguyễn Huy Tưởng rất yêu mến. Ông miêu tả Vũ Như Tô đẹp với tư thế lẫm liệt kiên cường trước hôn quân Lê Tương Dực, gắn bó và bè bạn, với vợ con, đấu tranh cho quyền lợi giới thợ, sẩn sàng xả thân vì nghệ thuật.

Bên cạnh Vũ Như Tô, Đan Thiềm cũng là một tính cách lãng mạn chung một tâm tình với Vũ. Có điều Đan Thiềm tỉnh táo hơn. hồi cuối này, Đan Thiềm đã nhận định tình hình chính xác, luôn thúc giục Vũ Như Tô sớm bỏ đi. Có thế nói nhà văn đặt Đan Thiềm bên cạnh Vũ Như Tô nhằm tô đậm thêm sự say mê nghệ thuật đến mù quáng của nhân vật này.

Câu 3

Màu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thân của dân được Nguyễn Huy Tưởng giải quyết bằng cách để quần chúng nổi loạn trừng trị đích đáng bè lũ bạo chúa Lê Tương Dực, đốt Cửu Trùng Đài và giết Vũ Như Tô, Đan Thiềm. Nghĩa là lợi ích của nhân dân phải đặt lên trên hết. Bởi vì nhân dân, đất nước, dân tộc là một. Lợi ích của nghệ thuật phải hi sinh vì lợi ích của đời sông con người.

Trong cơn giận dữ của quần chúng cái chết của Vũ Như Tô là không thể tránh khỏi. Người đời sau đều thấy việc giết Lê Tương Dực là đúng, tạm hoãn xây Cửu Trùng Đài trong lúc muôn dân đói khổ là đúng, nhưng việc giết Vũ Như Tô là quá tay và việc phá hủy Cửu Trùng Đài là không cần thiết.

Nguyễn Huy Tưởng cũng vậy. Nhà văn tả quần chúng giận dữ giết Vũ Như Tô, Đan Thiềm, đôt phá Cửu Trùng Đài và ông cũng có lời tiếc thương những thiên tài nghệ thuật: Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm (Lời đề từ Vũ Như Tô).

Câu 4

Đặc sắc về nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích:

Đây là một vở kịch dài (5 hồi). Đoạn trích là hồi cuối cùng là cao trào và kết cục của kịch.

Đoạn trích thể hiện rất rõ đặc sắc nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng: ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao. Dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột kịch đến cao trào nhận định này là đoạn sau phần ghi nhớ của sách giáo khoa về đoạn trích kịch Vũ Như Tô.

Viết bình luận