Soạn bài: Hai đứa trẻ

Phân tích

1. Cảnh chiểu tối ở phố huyện và tâm trạng của Liên

Mở đầu là bức tranh phố huyện lúc hoàng hôn. Cái giờ khắc của ngày tàn ấy được báo hiệu bằng âm thanh tiếng trông thu không vang ra từng tiếng rời rạc và hình ảnh phương tây đỏ rực như lửa ấy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Cộng vào đó là tiếng ếch nhái kêu ran ngoài ruộng và tiếng muỗi đã bắt đầu vo ve. Hình ảnh chị em Liên Hai đứa trẻ đã xuất hiện trong một cảnh chiều muộn nơi phô’ huyện đìu hiu như thế. Hai chị em được mẹ giao cho trông nòm một cửa hàng nghèo nhỏ xíu, tìm chút lời lãi làm nguồn thu phụ cho gia đình, một gia đình đang gặp khó khăn vì cha mất việc, cả nhà phải bỏ Hà Nội chuyển về quê. Không gian, thời gian và tình cảnh ấy' tự nó đã đượm buồn. Tâm trạng của Liên lúc đó được Thạch Lam ghi rõ trong đoạn văn.

“Liên, ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.

Tâm trạng “buồn man mác” ấy của Liên như càng được tô đậm thêm bởi cảnh vãn chợ chiều vây phủ quanh cô: “trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm ẩm bốc lên”. Người ta về hết cả, chỉ còn mấy đứa trẻ con nhà nghèo cúi lom khom trên mặt đất đi lại, tìm tòi, nhặt nhạnh những cái vặt vãnh còn có thể dùng được của những người bán hàng bỏ lại.

Cảnh sống tiêu điều, xơ xác nơi phố huyện lúc này như cũng lay lắt theo ngày tàn. Những con người quen thuộc của chị em Liên nơi đây cũng thế. Họ sông tối tăm quanh quẩn và đơn điệu. Cái gánh hàng nước lèo tèo của chị Tí thì ế khách. Cửa hàng xén của chị em Liên cũng chẳng khá gì hơn. Cuối cùng, hình ảnh cụ Thi điên lảo đảo đi lẫn vào bóng tối, tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng...” như tô đậm thêm màu sắc u ám của những mảnh đời nghèo khó đang tàn lụi, bế tắc...

2. Cảnh phố huyện trong đêm và tâm trạng của Liên

Tiếp theo là bức tranh phố huyện về đêm và nỗi buồn chán trong tâm hồn Liên khi màn đêm buông xuống trước những cuộc đời tối tăm, tẻ nhạt và quanh quẩn của những cư dân nghèo khổ nơi đây.

Lúc này, cảnh vật đã chìm đắm trong bóng tốì. Trên trời, hàng ngàn ngôi sao lấp lánh. Dưới mặt đất, những con đom đóm bay là là. Đêm xuống vắng lặng. “Các nhà đều đóng im ỉm, trừ một vài cửa hàng còn thức chỉ hé ra một khe sáng”. Phố huyện chỉ còn là ánh sáng leo lét của cái gánh phở bác Siêu, ngọn đèn vặn nhỏ của chị em Liên thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa và một quầng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động của gánh nước chị Tí. Vâng, theo nhà văn “tất cả phố xá trong huyện đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí”. Trong bóng tối dày đặc của vũ trụ thăm thẳm bao la, những đốm sáng ấy chỉ làm cho đêm tối càng tối hơn. Những đô'm sáng leo lét, yếu ớt vừa nói còn gợi lên hình ảnh những kiếp sống tù mù, lay lắt của những cư dân nơi phố huyện tiêu điều này.

Ngoài ra, những cảnh ấy, những người ấy, ngày nào cũng lặp đi lặp lại một cách quẩn quanh, đơn điệu. Ngày nào cũng như ngày nào, hai chị em Liên cũng đều phải ngồi trong cái cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu ấy, bán những món hàng vặt vãnh ít tiền: bao diêm, gói thuốc lào, bánh xà phòng... Trong chập choạng bóng đêm, vo ve tiếng muỗi ngày nào, hai đứa trẻ â'y cũng ngồi đếm lại món tiền nhỏ nhoi vừa bán được và chứng kiến những công việc quen thuộc đến nhàm chán của những con người nghèo khổ xung quanh mình. Từ chị Tí dọn gánh hàng nước; gánh hàng phở bác Siêu khi còn ở xã như một chấm lửa nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối, mắt đi rồi lại hiện ra. Rồi đến gia đình bác Sinh với cái thau sắt trắng chỏng chơ và thằng bé bò ra nghịch cát... Tất cả rihững người ấy đều sông trong héo hắt, lụi tàn và bế tắc. Hiện tại tối tăm và tương lai mù mịt. Lời nhận xét về họ của Thạch Lam nghe mà chua xót, buồn rầu: “chừng ẩy người trong bóng tối mong đợi một cái gỉ tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.

3. Cảnh phố huyện vể khuya và tâm trạng của Liên\

Cuối cùng, tâm trạng buồn chán của hai chị em Liên cũng tìm ra một lối thoát. Họ cùng thức đợi để được thấy chuyên tàu đêm đi qua phô' huyện.

Cả hai chị em tuy đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng vẫn cô' thức để chờ chuyến tàu. Cho đến khi An, em trai Liên đã không thể nào thức được nữa, gô'i đầu lên đùi chị, mi mắt sắp sửa rơi xuông còn dặn với: “Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé!”.

Đúng là đối với cuộc sống phố huyện, hình ảnh con tàu đêm hiện ra như một giấc mộng đẹp đem lại cho đám người nghèo khổ kia một chút ánh sáng của thê' giới thần tiên xa lạ, một mơ ước xa xôi khó trở thành hiện thực nhưng vẫn có gì như một niềm an ủi chô'c lát cho cảnh đời cơ cực của họ. Riêng với chị em Liên, hình ảnh con tàu đêm đã trở thành niềm say mê vì không những nó đã đi qua sự phẳng lặng, tẻ nhạt của cuộc sôìig phô' huyện mà nó còn mang đến thế giới của kỉ niệm đánh thức dậy trong hai chị em những kỉ niệm đẹp về Hà Nội nơi mà ở đó hai đứa trẻ đã sông những ngày vui tươi đẹp đẽ. Do vậy đêm nào cũng thế, tàu sắp đến, dường như mọi người ở phố huyện ai cũng tỉnh hẳn dậy. Riêng Liên cũng dắt em mình đứng dậy để nhìn cho rõ, như là để đón nhận và thỏa mãn một cái gì sâu sắc lắm, thân mến lắm mà lòng trẻ thơ không nhận được ra. Con tàu lướt qua chỉ thấy “các toa đèn sáng trưng, những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh", thế mà khi tàu đi xa rồi, hai chị em Liên còn nuối tiếc nhìn theo cho đến khi cái chấm nhỏ của chiếc đèn treo khuất sau rặng tre. Tàu đi rồi. Liên im lặng không đáp lời em. Cô lặng người theo mơ tưởng và nhớ về Hà Nội xa xăm. Cô gái phố huyện này so sánh cái thê' giới con tàu đêm đã đưa lại với cái thế giới hai chị em cô và chị Tí, bác Siêu, bác xẩm đang sống cùng với đêm tối bao bọc xung quanh đất quê và đồng ruộng mênh mông yên lặng. Cô liên tưởng đến cuộc đời của mình như chiếc đèn của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ nhoi và cô chợt thây mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi...

Như thế, hai chị em Liên cố thức để đợi chuyến tàu đêm ấy cũng như bao nhiêu đêm khác, về từ Hà Nội, cứ tưởng là sẽ tìm được một lối thoát, không còn phải buồn chán và bê' tắc nữa. Nhưng thật ra, hình ảnh chuyến tàu đêm thoáng đến thoáng đi ấy càng làm cho cô gái bé nhỏ này nhìn thấy rõ hơn, sâu hơn sự tù túng của cuộc sống phủ đầy bóng tối của phố huyện đìu hiu và sự nghèo nàn bé mọn của cuộc đời mình và của những người khốn khổ xung quanh mình. Giá như không có đoàn tàu đêm đi qua, không có chút ánh sáng phù du ấy hẳn là cô gái nhỏ bé này sẽ đỡ khắc khoải và đỡ buồn tủi hơn nhiều.

Thể hiện một cách nhỏ nhẹ, tinh tế diễn biến tâm trạng của Liên trong một truyện ngắn ngỡ như chẳng có gì đáng nói ấy, thế mà Thạch Lam lại nói được với chúng ta rất nhiều điều. Nhà văn xót thương trước cuộc sống bế tắc dật dờ trong bóng tối, không hề biết đến hạnh phúc là gì trong xã hội cũ. Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ ông đã thể hiện khát vọng được sống một cuộc sống tươi sáng hơn, đẹp đẽ hơn của họ, những con người bình thường ở một phố huyện tẻ nhạt và tăm tối.

GỢl Ý THÊM

1. Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam thể hiện một nét mới trong chủ nghĩa nhân đạo của vãn học Việt Nam trong giai đoạn 1930 -1945 mà chính nhà văn là một cây bút tiêu biểu. Đó là nỗi lòng cảm thông vô hạn đối với những con người sống cùng quẫn bế tắc “mờ mờ nhân ảnh” nơi những phố huyện đìu hiu, xơ xác, nghèo nàn. Họ chỉ dám có những ước mơ bé mọn để khúấy động đôi chút bóng tối mênh mông đang bao phủ lên cuộc sống quẩn quanh, đơn điệu và nhàm chán của mình.

2. Liên là nhân vật trữ tình chủ yếu của truyện ngắn Hai đứa trẻ. Tác giả đi sâu vào thế giới tâm hồn, thế hiện diễn biến tâm trạng buồn của cô để nêu bật chủ đề của tác phẩm.

Ở đoạn đầu là nỗi buồn của Liên trong cảnh chiều muộn, ngày tàn. Cô không hiểu nỗi buồn man mác đó nhưng thực ra ấy là biểu hiện cụ thể của trái tim cô, một trái tim nhạy cảm biết rung động trước những đổi thay của thiên nhiên. Liên càng xao xuyến hơn khi chứng kiến cảnh chợ tàn “trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía". Cô động lòng thương những em bé nghèo cúi lom khom nhặt nhạnh những thứ rơi vãi trên nền chợ ây vì những con người này cũng như cô đều phải sớm lo toan và rất ít niềm vui.

Ở đoạn hai là nỗi buồn của Liên khi đêm xuống với ánh sáng leo lét của ngọn đèn con nơi chõng hàng nước của chị Tí, biểu tượng về những kiếp sống tối tăm, đơn điệu và buồn tẻ của những cư dân nơi phó huyện tiêu địều từ lâu đã bị cuộc sống bỏ quên này.\

Nỗi buồn chán của Liên sau cùng tưởng đã tìm được một lối thoát. Đó là hai chị em cô thức để đợi chuyến tàu đêm đi qua trong thoáng chóc khuấy động niềm mong mỏi về một sự đổi thay sẽ đến.

3. (5) Hai chị em Liên và An đã cố thức để đợi chuyến tàu đêm từ Hà Nội về đi qua phố huyện. Sống mãi với bóng tối, quen lắm với bóng tối, mọi người ở đây, kể cả hai chị em Liên và An, bao giờ cùng thèm khát ánh sáng và muốn được sống trong ánh sáng. Chuyến tàu đêm chở một chút ánh sáng “các toa đèn sáng trưng, những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh và các của kính sáng’’... vun vút lao qua trong đêm đen khiến cho tâm trạng hai chị em lại rộn lên thoáng vui một chút, tạm quên đi cảnh đời nghèo nàn tẻ nhạt của phô' huyện hằng ngày.\

4. Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam đã thể hiện một giọng văn nhẹ nhàng, trầm tĩnh khách quan, nhưng luôn ẩn hiện một tâm sự kín dáo (Phong Lê - Lời giới thiệu Tuyển tập Thạch Lam, NXB. Văn học - Hà Nội). Ngòi bút của nhà văn tả ít mà gợi nhiều, khơi vào cảm xúc của người đọc, vừa cho chúng ta nhìn vừa cho chúng ta cảm trước những sô' phận, những cảnh đời bé mọn vui ít buồn nhiều, âm thầm, lặng lẽ và nhiều bóng tôi. Thạch Lam đưa vào tác phẩm những chi tiết hết sức bình dị, gần gũi với đời sống thường ngày từ cảnh chợ vãn, cảnh dợi chờ chuyến tàu đêm chạy qua đến hình ảnh những con người bán buôn mòn mỏi, man mác buồn vui.

Hình ảnh “bóng tối" bao trùm lên hai chị em và lên phố huyện như là một hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng, cho cuộc sông thầm lặng, tối tăm, nghèo khổ của những con người bé mọn nơi phố huyện đìu hiu ấy.

Viết bình luận