Soạn bài: Lập dàn ý bài văn tự sự

I. HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, DỰ KIẾN CỐT TRUYỆN

Gợi ý trả lời câu hỏi:

1. Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình ấp ủ, thai nghén đề tài, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu.

2. Qua lời kể ấy, ta có thể rút ra kinh nghiêm:

- Để chuẩn bị viết một bài văn tự sự, trước tiên ta cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện (có thể dự kiến trước phần mở đầu và kết thúc truyện); sau đó suy nghĩ, hư cấu, tưởng tượng về các nhân vật theo những mối quan hệ nào đó và nêu lên những sự việc, chi tiết tiêu biểu đặc sắc làm thành cốt truyện.

- Tiếp theo là bước lập dàn ý. Dàn ý bài văn tự sự cũng gồm ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.

II. LẬP DÀN Ý

1. Gợi ý dàn ý

Đề 1.

Mở bài: Chạy khỏi nhà quan cụ, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng.

Thân bài:

- Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám nãm 1945 bùng nổ, chị Dậu trở về làng cũ.

- Khí thế cách mạng sục sôi, chị Dậu dẫn đầu đoàn biểu tình lên huyện phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo.

Kết bài: Nhan đề: Sau đêm đen ấy.

Đề 2.

Mở bài: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra, làng Đông Xá tuy thuộc vùng địch hậu nhưng hằng đêm vẫn xuất hiện vài ba cán bộ cách mạng hoạt động bí mật.

Thân bài

- Quân Pháp càn quét liên tục để truy lùng cán bộ.

- Không khí làng quê căng thẳng. Nhiều người hoảng hốt lo sợ. Nhưng chị Dậu vẫn bình tĩnh hướng dẫn cán bộ xuống hầm bí mật.

Kết bài: Nhan đề: Người đậy nắp hầm bí mật.

2. Cách lập dàn ý bài văn tự sự

- Trước tiên phải chọn đề tài, xác định chủ đề của bài viết.

- Từ đề tài, chủ đề người viết phải tưởng tượng và phác ra những nét chính của cốt truyện. Cốt truyện đưa vào mô hình truyền thống của tác phẩm tự sự:

trình bày - khai đoạn - phát triển - đỉnh điểm - kết thúc.

Kết thúc:

- Tiếp đó có thể phác ra ba phần của một dàn ý;

  • Mở bài (trình bày)
  • Thân bài (khai đoạn, phát triển, đỉnh điểm)
  • Kết bài (kết thúc)

- Dựa vào dàn ý cần suy nghĩ tìm các yếu tố cấu thành bài văn như: sự việc xảy ra; tâm trạng của nhân vật; quan hệ giữa các nhân vật; cảnh thiên nhiên...

LUYỆN TẬP

Bài tập 1.

Gợi ý làm bài:

Cốt truyện: Một học sinh tốt, hiền lành và trung thực trong một phút yếu mềm bị kẻ xấu lôi kéo nên phạm sai lầm đáng tiếc. Bạn ấy đau khổ, ân hận dằn vặt mãi. Do tự đấu tranh hoặc người tốt giúp đỡ đã vươn lên trong cuộc sống và học tập.

Từ cốt truyện trên, học sinh tự lập dàn ý gồm ba phần: mở bài - thân bài - kết bài với các sự việc, nhân vật, các chi tiết tóm lược về cảnh vật; về tâm trạng nhân vật chính; lời nói hành động của nhân vật phụ...

Bài tập 2.

Gợi ý làm bài

Học sinh tự lập dàn ý. Trước tiên đã có đề tài thì dự kiến cốt truyện. Sau đó, phác qua ba phần của dàn ý. Tìm các sự việc, nhân vật thời gian không gian xảy ra câu chuyện để ghi vào dàn ý.

Viết bình luận