Soạn bài: Văn bản (tiếp theo)

Bài tập 1.

a) Chủ đề của đoạn văn tập trung ở câu: Giữa cơ thể... qua lại với nhau.

b) Các câu tiếp theo của đoạn văn nhằm triển khai ý của câu trên bằng những dẫn chứng cụ thể về quan hệ của lá cây trong những môi trường khác nhau. Tất cả các câu trong văn bản đều xoay quanh và làm rõ chủ đề đó.

c) Vì vậy có thể đặt cho đoạn văn nhan đề Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường.

Bài tập 2.

Sắp xếp các câu theo thứ tự

(1), (3), (5), (2), (4) hoặc (1), (3), (4), (5), (2)

→ (1) Tháng 10 năm 1954, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội.

(3) Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”.

(5) Phần đầu bài thơ tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng trong lòng người.

(2) Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược, miền xuôi trong một viễn cảnh hòa bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của Bác Hồ, của Đảng với dân tộc.

(4) “Việt Bắc” là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

Nhan đề văn bản: Về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

Bài tập 3.

Viết các câu tiếp theo thể hiện chủ đề ở câu (1).

Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị hủy hoại ngày càng nghiêm trọng.

Có thể nói rằng, thế giới của chúng ta đang bị đe dọa. Nguồn đất, nguồn nước, nguồn không khí đều bị ô nhiễm nặng nề.

Một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này chính là hành động xả rác bừa bãi của con người.

Lâu nay ý thức giữ gìn vệ sinh chung của một bộ phận dân chúng còn chưa cao.        

Người ta chi quét dọn sạch sẽ nhà cửa riêng của mình mà sẵn sàng xả ra ngoài đường mọi thứ rác thải.

Vì vậy, trên nhiều khoảng đường vắng, có biết bao túi rác, bao rác, đống rác vứt bỏ ngổn ngang vừa mất vệ sinh gây ô nhiễm, vừa cản ngại việc đi lại của mọi người.

Không chỉ riêng gì ở đô thị mà ngay cả ở những miền quê xa xôi, chúng ta cũng thấy được nhiều dấu hiệu ô nhiễm.

Trước tình hình đó, chúng ta hãy cùng nhau ra sức giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp. Hãy tham gia tích cực các hoạt động vì môi trường, tuyên truyền rộng rãi cho tất cả mọi người xung quanh mình hiểu được vai trò to lớn của môi trường sống.

Bài tập 4.

Đơn xin phép nghỉ học là một văn bản hành chính.

Đơn gửi cho cô giáo chủ nhiệm lớp. Người viết đơn ở cương vị là học sinh đề đạt nguyện vọng của mình, để cô giáo giúp đỡ.

- Mục đích viết đơn là xin cô giáo chủ nhiệm cho nghỉ học buổi sáng vì bị ốm phải đi khám ở bệnh viện.

- Nội dung cơ bản của đơn là:

+ Xưng họ tên, nêu lí do xin nghỉ, thời gian nghĩ, lời hứa thực hiện đầy đủ các công việc học tập khi phải nghỉ học.

- Kết cấu của đơn:

1. Phần mở đầu phải có đủ:

- Tiêu ngữ (quốc hiệu):

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

- Tiêu đề đơn:

+ Đơn xin nghỉ học

- Nơi nhận đơn (người nhận đơn)

+ Kính gửi Cô giáo chủ nhiệm lớp... Trường PTTH...

2. Phần triển khai

- Tự giới thiệu: Họ tên, ngày tháng năm sinh, chỗ ở, trình độ văn hoá, trình độ nghề nghiệp.

- Trình bày nguyện vọng, yêu cầu: cần viết đơn cụ thể, rõ ràng, nghiêm túc.

3. Phần kết thúc cần có:

- Lời hứa hẹn và cảm ơn của người làm đơn.

- Ngày tháng năm viết đơn (có thế ghi cả địa điểm làm đơn).

- Chữ kí và ghi rõ họ tên.

- Phần ghi chú (nếu có) sẽ viết ở góc trái, phía dưới của lá đơn).

Ví dụ:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ HỌC

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 10A trường PTTH Tân An - Long An

Em tên Trần Thanh Hải, học sinh lớp 10A, kính xin có cho phép em được nghỉ buổi học sáng thứ hai 25-10-200... vì em bị ốm phải đi khám ở bệnh viện.

Em hứa sẽ chép bài và học bài đầy đủ.

Em xin chân thành cảm ơn cô.

Tân An, ngày 24-10-200...

Trần Thanh Hải

(Kí tên)

Viết bình luận