Soạn bài: Bài 7 - Trau dồi vốn từ

I. RÈN LUYỆN ĐỂ BIẾT RÕ NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁCH DÙNG TỪ

Ý kiến của Thủ tướng - nhà văn hóa Phạm Văn Đồng:

- Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu đẹp đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người Việt.

- Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi người Việt chúng ta phải không ngừng trau dồi vốn từ của mình, biết vận dụng vốn từ một cách nhuần nhuyễn.

Ghi nhớ: Rèn luyện để biết đầy đủ chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là vô cùng quan trọng đối với việc trau dồi vốn từ của mỗi cá nhân

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1:

Nói “một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý” là nói đến hiện tượng đa nghĩa. Ví dụ: Lá xa cành và hai lá phổi.

Bài tập 2:

Nói “một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả” là nói đến hiện tượng đồng nghĩa. Ví dụ: Ý chết được diễn tả bằng nhiều từ: qua đời, từ trần, tạ thế, hi sinh, khuất núi, đi đời, toi mạng...

Bài tập 3:

a) Màn kịch vừa bi ai vừa hùng tráng.

b) Anh cũng có nhược điểm là thường lúng túng trước đám đông.

Bài tập 4:

Hậu quả: Kết quả xấu.

Đoạt: Chiếm được phần thắng.

Tinh tú: Sao trên trời (nói khái quát).

Bài tập 5:

a) Từ “im lặng” dùng sai vì không phù hợp. Có thể thay im lặng bằng vắng lặng, yên tĩnh: Vào đêm đường phố rất vắng lặng (yên tĩnh).

b) Từ “thành lập” dùng sai vì không phù hợp. Có thể thay thành lập bằng thiết lập. Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.

c) Từ cảm xúc dùng sai vì không phù hợp. Có thể thay cảm xúc bằng cảm động. Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm động.

d) Từ dự đoán dùng sai vì không phù hợp. Có thể thay dự đoán bằng phỏng đoán, ước đoán, ước tính. Các nhà khoa học phỏng đoán những chiếc bình này đã có cách đây 2500 năm.

Bài tập 6:

Tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng giàu có và đẹp đẽ.

Điều này trước tiên thể hiện qua ngôn ngữ của nhân dân. Muốn giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc phải học tập lời ăn tiếng nói của họ.

III. RÈN LUYỆN ĐỂ LÀM TĂNG VỐN TỪ VỀ LƯỢNG

Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân.

Ghi nhớ: Rèn luyện để biết thêm những từ mà mình chưa biết, làm tăng vốn từ về số lượng là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.

IV. LUYỆN TẬP

Bài tập 1

Dựa vào ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để làm tăng vốn từ về mặt số lượng, ta cần:

- Chú ý quan sát, lắng nghe tiếng nói hằng ngày của mọi người xung quanh và cả trên phát thanh, truyền hình.

- Đọc sách báo nhất là các tác phẩm văn học nổi tiếng.

- Ghi chép lại những từ ngữ mới đã nghe, đã đọc được. Tra cứu từ điển hỏi thầy cô, ba má, anh chị những từ khó.

- Tập sử dụng những từ ngữ mới ấy.

Bài tập 2

a. Cứu cánh = mục đích cuối. cùng.

b. Nhược điểm = điểm yếu

c. Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là đề đạt.

d. Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là láu táu.

e. Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là hoảng loạn.

f. Đồng nghĩa với câu tục ngữ “Kiến tha lâu đầy tổ”“tích tiểu thành đại".

Bài tập 3

a. Nhuận bút là tiền trả cho người sáng tác một tác phẩm. Còn thù lao là khoản tiền công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra. Như thế nghĩa của từ thù lao rộng hơn nghĩa của nhuận bút rất nhiều.

b. Tiêu chí: tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại.

Tiêu chuẩn: điều quy định để làm căn cứ đánh giá

c. Tay trắng: không có chút vốn liếng của cải gì.

Trắng tay: bị mất hết tiền bạc của cải, không còn gì cả.

d. Kiểm điểm: xem xét đánh giá lại từng cái hoặc từng việc để có được một nhận định chung.

Kiểm kê: Kiểm lại từng cái, từng món để xác định số lượng và chất lượng của chúng.

e. Lược khảo: nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết.

Lược thuật: Kể, trình bày tóm tắt.

Viết bình luận