Soạn bài: Bài 4 - Sự phát triển của từ vựng
I. SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
♦ Bài tập 1
Từ kinh tế trong bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông của Phan Bội Châu có nghĩa là kinh bang tế thế trị nước cứu đời hay trị đời cứu dân.
Ngày nay, từ kinh tế là toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải, vật chất.
Như thế, nghĩa của từ không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi và nghĩa mới được hình thành.
♦ Bài tập 2
a) Xuân (1): mùa xuân mùa mở đầu cùa nãm (nghĩa gốc).
Xuân (2): thuộc về tuổi trẻ (nghĩa chuyển).
b) Tay (1): bộ phận trong cơ thể người từ vai đến các ngón để cầm, nắm (nghĩa gốc).
Tay (2): Người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó (nghĩa chuyển).
Ghi nhớ: Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển để đáp ứng các yêu cầu do xã hội đặt ra. Trong sự phát triển của từ vựng, hiện tượng một từ ngữ có thể phát triển nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc, đóng vai trò quan trọng. Có hai phương thức chủ yếu trong sự phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ. |
II. LUYỆN TẬP
♦ Bài tập 1
Xác định nghĩa của từ chân.
a) Từ chân được dùng với nghĩa gốc.
b) Từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
c) Từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
d) Từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
♦ Bài tập 2
Trong những cách dùng: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua (mướp đắng), từ trà đã được dùng với nghĩa chuyển chứ không phải với nghĩa gốc như đã giải thích. Trà ở đây là sản phẩm từ thực vật được chế biến dưới dạng khô dùng để pha nước uống.
♦ Bài tập 3
Trong những cách dùng từ đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng,... từ đồng hồ được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ chỉ những đồ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ.
♦ Bài tập 4
Tìm ví dụ dể chứng tỏ các từ đã dẫn là từ nhiều nghĩa.
a) Hội chứng: Nghĩa gốc: tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh. Nghĩa chuyển: tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội cùng xuất hiện ở nhiều nơi. Ví dụ: lạm phát, không việc làm là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế.
b) Ngân hàng: Nghĩa gốc: tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tín dụng tiền tệ. Ví dụ: Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng ngoại thương.
Nghĩa chuyển: kho lưu trữ những thành phần, bộ phận của cơ thể để sử dụng khi cần như ngân hàng máu, ngân hàng gen,... hay tập hợp các dữ kiện liên quan tới một lĩnh vực, được tổ chức để tiện tra cứu, sử dụng như trong ngân hàng dữ liệu, ngăn hàng đề thi... Trong trường hợp này nét nghĩa “tiền bạc” trong nghĩa gốc bị mất, chỉ còn lại nét nghĩa “lưu giữ bảo quản”.
c) Sốt: Nghĩa gốc: tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh. Ví dụ: con bé bị sốt đến 40 độ.
Nghĩa chuyển: ở trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu khách hàng trở nên khan hiếm, giá tăng nhanh. Ví dụ: cơn sốt đất, cơn sốt hàng điện tử...
d) Vua: Nghĩa gốc: Người đứng đầu một nhà nước quân chủ. Ví dụ: Vua Hùng, vua Quang Trung...
Nghĩa chuyển: người được coi là nhất ở một lĩnh vực nào đó thường là sản xuất kinh doanh, thể thao, nghệ thuật. Ví dụ: Vua bóng đá Pelê, vua dầu hỏa, vua ô tô... cần lưu ý danh hiệu này thường dùng cho nam, còn nữ, ta dùng từ nữ hoàng. Ví dụ: nữ hoàng nhạc nhẹ.
♦ Bài tập 5
Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép ẩn dụ tu từ. Nhà thơ gọi Bác Hề là mặt trời dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được hình thành theo cảm nhận riêng của mình.
Đây không là hiện tượng một từ phát triển thành nhiều nghĩa bởi sự chuyển nghĩa ở đây chỉ có tính tạm thời.