Soạn bài: Bài 4 - Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

I. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP

1. Trong phần trích a, phần in đậm là lời nói vì có từ bảo (nói) trong phần lời của người dẫn. Nó được tách ra khỏi phần câu đứng trước bằng dâu hai chấm và dấu ngoặc kép.

2. Trong phần trích b, phần in đậm là nghĩa, vì có từ nghĩ trong phần lời của người dẫn. Dấu hiệu tách hai phần câu cũng là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

II. CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

Trong phần trích a, phần in đậm là lời nói, đây là nội dung của lời khuyên như có thể thấy ở từ khuyên trong phần lời của người dẫn.

1. Trong phần trích b, phần in đậm là ý nghĩ, vì có từ hiểu trong phần lời của người dẫn ở phía trước. Giữa phần ý được dẫn và phần lời của người dẫn có từ rằng. Có thể thay từ vào vị trí của từ rằng trong trường hợp này.

2. Giữa phần câu in đậm và phần câu đứng trước trong ví dụ a không có từ rằng. Có thể đặt thêm từ rằng hoặc từ vào vị trí đó (tức sau từ nó, trước từ hãy) trong trường hợp này.

Ghi nhớ: Có hai cách để dẫn lời hay ý của một người, một nhân vật nào đó: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.

Dẫn trực tiếp là cách kể nguyên vẹn (không sửa đổi) lời hay ý của người hoặc nhân vật; sử dụng dấu (:) để ngăn cách phần được dẫn, thường thêm dấu ngoặc kép ("...")

Dẫn gián tiếp là nhắc lại lời hay ý của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên vẹn, không dùng dấu hai chấm.

III. LUYỆN TẬP

♦ Bài tập 1

Cách dẫn trong các câu ở a và b đều là dẫn trực tiếp. Trong câu a, phần lời dẫn bắt đầu từ “A/ lão già” và là cách dẫn lời. Trong câu b, phần dẫn lời bắt đầu từ “cái vườn là” và là cách dẫn ý (Lão tự bảo rằng...)

♦ Bài tập 2

a) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Hồ Chí Minh, Báo cáo Chính trị tại

Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ II của Đảng)

Từ câu a có thể tạo ra:

+ Câu có lời dẫn trực tiếp:

Trong báo cáo chính trị 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: chúng ta phải...

+ Câu có lời dẫn gián tiếp:

Năm 1951, trong báo cáo chính trị; Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng chúng ta phải...

Học sinh theo mẫu gợi ý này thực hiện tiếp các câu b, c và d.

♦ Bài tập 3

Trong những câu dẫn ở đây không có câu nào chứa lời dẫn hay ý dẫn cả.

♦ Bài tập 4

Bài này tương tự như bài tập 3 nhưng khó hơn. Học sinh tự làm.

Viết bình luận