Soạn bài: Bài 15 - Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

Học sinh tự ôn tập để nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đa học từ bài 10 đến bài 15:

1) Nội dung

Tên tác phẩm

Thể loại

Năm sáng tác

Tác giả

Nội dung chính

Đồng chí

Thơ

1948

Chính Hữu

1926-2007

Hình tượng người lính cách mạng và tình đồng chí của họ.

Đoàn thuyền đánh cá

Thơ

1958

Huy Cận

1919-2005

Khúc tráng ca lao động trên biển.

Bếp lửa

Thơ

1963

Bằng Việt

1941

Những kỉ niệm xúc động về tình bà cháu.

Bài thơ tiểu đội xe không kính

Thơ

1969

Phạm Tiến Duật

1941-2007

Những người lính lái xe ở trường sơn hiên ngang dũng cảm.

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Thơ

1971

Nguyễn Khoa Điềm

1943

Lời hát ru của những em bé dân tộc Tà ôi lớn trên lưng mẹ.

Ánh trăng

Thơ

1978

Nguyễn Duy 1948

Lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua.

Làng

Truyện
ngắn

1948

Kim Lân

1920-2007

Tình yêu làng quê gắn với lòng yêu nước tinh thần kháng chiến.

Lặng lẽ Sa Pa

Truyện
ngắn

1970

Nguyễn Thành Long

1925-1951

Công việc đem lại ý nghĩa và niềm vui cho con người dù trong hoàn cảnh cô độc.

Chiếc lược ngà

Truyện
ngắn

1996

Nguyễn Quang Sáng

1932-2013

Tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

2) Tóm tắt cốt truyện, tình huống chính và chủ đề

a) Làng của Kim Lân

- Truyện Làng phản ánh lòng yêu nước có nội dung cụ thể: Trước tiên là yêu cái làng nơi chôn nhau cắt rốn của mình sau Cách mạng tháng Tám, người nông dân Việt Nam ở đây là ông Hai có ý thức gắn làng với nước và với Cách mạng. Yêu làng là yêu nước, là chiến đấu hi sinh cho độc lập tự do của đất nước, của Tổ quốc.

- Nhân vật chính của Làng là ông Hai được đặt trong một tình huống có tin đồn không chính xác về cái làng yêu quý mà mình tự hào hãnh diện đã đi theo giặc, ông cảm thấy đau đớn nhục nhã. Sau đó ông hết sức vui mừng khi được tin nhà mình bị giặc đốt có nghĩa làng mình không hề theo giặc. “Tây nó đốt nhà tôi rồi, ông chủ ạ. Đốt nhẵn”. Ông Hai mừng rỡ báo tin này với mọi người.

b) Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Cốt truyện Lặng lẽ Sa Pa thật đơn giản xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa một ông họa sĩ già, một cô kĩ sư trẻ và một anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa, anh thanh niên cũng là nhân vật chính của truyện chỉ xuất hiện trong thoáng chốc nhưng đã để lại mọi nhân vật khác trong truyện Lặng lẽ Sa Pa này nhiều tình cảm tốt đẹp.

Truyện cho thấy công việc đã đem lại ý nghĩa và niềm vui cho con người, dù phải sống trong hoàn cảnh đơn độc trên núi cao.

c) Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

-Trước khi tập kết, ông Sáu và người bạn về thăm nhà sau nhiều năm hoạt động ở xa. Thu, con gái ông không nhận ông là ba vì ông không giống trong ảnh do trên mặt có thêm vết sẹo. Nhờ bà ngoại giải thích Thu nhận ba mình cũng chính là lúc họ chia tay. Ở khu căn cứ, ông Sáu làm chiếc lược ngà cho con nhưng chưa kịp gửi thì đã hi sinh. Ông chỉ còn kịp trao lại cho người bạn nhờ chuyển cho con mình.

Trong một chuyến đi công tác, người bạn của ông Sáu tình cờ gặp lại Thu, lúc này cô đã là một thiếu nữ giao liên mưu trí, dũng cảm. Ông chuyển chiếc lược ngà cho Thu và nhận Thu làm con.

Tác phẩm này thể hiện tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt, nêu bật tấm lòng sâu sắc đầy xúc động của người cha và tình cảm thắm thiết của con gái.

3) Nét nổi bật trong tính cách nhân vật ông Hai

Đó là một nét tâm lí quen thuộc và truyền thống của người nông dân Việt Nam: tình cảm khăng khít không rời đối với làng quê, tự hào về mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Chính cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy ở những con người này tình cảm yêu nước rộng lớn. Bởi vậy ở ông Hai, tình cảm yêu làng đã thống nhất với lòng yêu nước và đặc biệt là tinh thần kháng chiến.

Về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật này, cái đặc sắc của Kim Lân là đã sáng tạo được tình huống truyện có tính căng thẳng thử thách bên trong nội tâm của nhân vật và từ đó bộc lộ tình cảm tư tưởng nói một cách khác là đời sống bên trong của nhân vật.

Nhà văn đã miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến tâm trạng của ông Hai qua các ý nghĩ, cảm giác, hành vi, ngôn ngữ của ông. Ông diễn tả rất hay, rất đúng và gây ấn tượng mạnh với người đọc về sự ám ảnh đang chết trong tâm trạng của ông Hai. Đúng là, Kim Lân đã thấu hiểu sâu xa con người nông dân và thế giới tinh thần của họ.

4) Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên

Sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao giữa cỏ mây và mây núi Sa Pa, anh thanh niên vẫn miệt mài “đo gió, đo mưa, đo mây, đo chấn động mặt đất, tham dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Để làm được việc này đòi hỏi phải tỉ mỉ chính xác và đặc biệt là phải có tinh thần trách nhiệm rất cao.

Điều gì đã giúp anh vượt qua sự cô đơn vắng vẻ quanh năm suốt tháng ấy?

Trước tiên là do lòng yêu nghề, hiểu được công việc thầm lặng của mình là có ích. Anh thanh niên đã có những nghĩ suy thật đúng đắn và cao thượng... “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí dưới kia công việc của cháu gian khổ thế đấy, cứ cất nó đi, cháu buồn chết đi được!

Ngoài ra anh còn đọc sách. Niềm vui đọc sách khiến anh cảm thấy lúc nào cũng có bạn để chuyện trò.

Dù sống một mình, nhưng anh thanh niên lúc nào cũng tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình thật ngăn nắp khoa học: Nào trồng hoa, nuôi gà, nào tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.

Anh sống cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm của mọi người, lại khiêm tôn, thành thực, cảm thấy công việc của mình, những đóng góp của mình là bé nhỏ. Bởi vậy, khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh đã nhiệt thành giới thiệu với ông những người khác đáng cảm phục hơn ...

5. Cảm nghĩ về nhân vật bé Thu và tình cha con trong chiến tranh

Thu, nhân vật chính trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, là một đứa con gái bướng bỉnh, rất mực yêu thương cha và cũng là một chiến sĩ giao liên dũng cảm, thông minh sau này.

Bởi vậy, nếu Thu của những ngày thơ dại đã để lại cho em niềm thương cảm sâu sắc những giọt nước mắt cảm thông những nụ cười thích thú thì Thu ở giai đoạn trưởng thành hoàn toàn khiến em cảm phục.

Tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh thật cảm động biết bao. Cuộc xâm lược của Mĩ đã gieo tang tóc li biệt cho biết bao mái ấm gia đình Việt Nam. Khiến cha lìa con, vợ lìa chồng. Biết bao tâm hồn trẻ thơ sớm chịu nhiều đau thương mất mát. Tình cha con rất đỗi thiêng liêng. Có đứa trẻ nào lại chẳng khát khao tình cha để yêu thương để kính trọng. Bé Thu đi vào lòng độc giả trước hết là ở nỗi khát khao đáng trân trọng này.

6. Cảm nhận về hình ảnh người lính trong hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

Chính Hữu đã thể hiện hình ảnh người lính cách mạng trong cuộc sống thực. Ông khai thác chất thơ từ những cái hàng ngày, bình dị, không nhấn mạnh đến cái phi thường của hình tượng người lính như một số bài thơ khác. Nhà thơ không “mĩ lệ hóa” những gian khổ thiếu thốn của họ với cảm hứng lãng mạn như Quang Dũng trong Tây Tiến.

Phạm Tiến Duật đã thể hiện sinh động hình ảnh thế hệ trẻ trong chiến tranh chống Mĩ. Đó là những con người ý thức về thế hệ, về trách nhiệm đối với Tổ quốc với nhân dân, vui vẻ, sôi nổi vượt qua gian khổ hi sinh.

Những người lính cách mạng “Đồng chí” phần lớn xuất thân từ nông dân nghèo khổ, nô lệ từ cách mạng giải thoát ra khỏi chốn mù mịt tối tăm.

Còn thế hệ trẻ thời “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã đi vào cuộc chiến đấu với ý thức cao về lí tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Lớp trẻ thời nay hầu hết có ý thức cao về trách nhiệm của lứa tuổi mình. Họ sôi nổi trẻ trung và có đời sống nội tâm tình cảm phong phú, đa dạng.

7. Tình yêu con của người mẹ Tà Ôi, gắn liền với tình yêu thương bộ đội bản làng, tình yêu đất nước, yêu tự do yêu Bác Hồ. Tất cả những tình cảm ấy gắn bó hài hòa chặt chẽ, không thể tách rời ở trong lòng bà mẹ Tà Ôi. Điều này cho thấy trong những lời ru của bà:

- Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội

- Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói

- Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước.

Cũng chính trong lời ru của mình, người mẹ đã cho thấy những ước mong, hi sinh về đứa con mình sẽ trưởng thành, mạnh khỏe, ấm no:

- Mai sau con lớn vung chày lún sân

- Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi.

Bà còn thể hiện ước của mình và của mọi người:

- Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần.

- Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều.

Và đặc biệt là thể hiện ý chí chiến đấu khát vọng tự do và niềm tin thắng lợi của cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta khi ấy:

- Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ

- Con mơ cho mẹ làm người tự do

8. Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy)

a) Đồng chí: Bút pháp hiện thực nêu bật vẻ đẹp bình dị, chân thật của người lính cách mạng, tình đồng chí đồng đội của họ với những chi tiết và hình ảnh tự nhiên, bình dị mà cô đọng và giàu sức biểu cảm.

b) Đoàn thuyền đánh cá: Bằng cảm hứng lãng mạn và những cảm xúc thiên nhiên vũ trụ, bài thơ có nhiều sáng tạo trong xây dựng hình ảnh thơ bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo khắc họa vẻ đẹp của lao động và người lao động trong khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên vùng biển rực rỡ, tráng lệ.

c) Ánh trăng: Kết hợp hài hòa giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ. Từ hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng mà thâm thìa cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa.

9. Phân tích những hình ảnh biểu tượng đầu súng trăng treo (Đồng Chí), trăng (Ánh trăng)

a) Đầu súng trăng treo

Hình ảnh cuối bài thơ “Đồng chí": “Đầu súng trăng treo” thật đầy bất ngờ và thú vị. Bức tranh đẹp của tình đồng chí, đồng đội một đêm phục kích chờ giặc tới tại một cánh rừng hoang vắng lại được tô điểm thêm hình ảnh một vầng trăng treo trên đầu súng của những người chiến sĩ đang đứng cạnh nhau. Thú vị biết bao và cũng bất ngờ biết bao khi súng và trăng, cứng rắn và dịu hiền, thực tại và mơ mộng sao lại hòa quyện với nhau đẹp đến như thế. Một câu thơ chỉ bốn tiếng đủ làm sáng lên ý nghĩa cao đẹp của cuộc chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc của anh bộ đội Cụ Hồ.

b) Trăng

Trăng là hình ảnh của thiên nhiên tươi mát, là vẻ đẹp bình dị mà vĩnh hằng của đời sống, “trăng cứ tròn vành vạnh" tượng trưng cho quá khứ gian lao đẹp đẽ còn nguyên vẹn mãi chẳng thể mờ phai, “Ánh trăng im phăng phắc” trăng tượng trưng cho người bạn tình nghĩa mà nghiêm khắc đang nhắc nhở tác giả (và cả chúng ta).Con người thì có thể quên, có thể vô tình nhưng thiên nhiên nghĩa tình quá khứ thì vẫn tràn đầy bất diệt như “trăng cứ tròn vành vạnh” trên cao đầy nghĩa tình và độ lượng.

Viết bình luận