Soạn bài: Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

I. NỘI DUNG CƠ BẢN

1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì?

- Là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội.

- Chủ yếu được tiến hành bằng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết.

- Nhằm mục đích tác động đến nhận thức, tình cảm, hành động.

2. Các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp

- Nhân vật giao tiếp

- Hoàn cảnh giao tiếp

- Nội dung giao tiếp

- Mục đích giao tiếp

- Phương tiện và cách thức giao tiếp

3. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được thực hiện ra sao?

- Người nói (viết) tạo lập văn bản

- Người nghe (đọc) lĩnh hội văn bản

- Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác

4. Trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ được sử dụng ở hai dạng: nói và viết.

5. Ngữ eảnh là bổì cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói (người viết) sản sinh ra lời nói thích ứng; còn người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội được đúng lời nói.

Ngữ cảnh bao gồm:

- Nhân vật giaọ tiếp

- Bối cảnh ngôn ngữ rộng và hẹp

- Văn cảnh

Ngữ cảnh có vai trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội.

6. Nhân vật giao tiếp (người nói, người viết, người nghe, người đọc) với những vị thế và quan hệ xã hội, những đặc điểm về cá tính, nghề nghiệp, lứa tuổi, trình độ, quan hệ thần sơ của họ đối với nhau... luôn chi phối nội dung và hình thức lời nói của họ với nhau.

7. Khi giao tiếp các nhân vật giao tiếp sử dụng ngôn ngữ chung của xã hội để tạo ra lời nói, những sản phẩm cụ thể của cá nhân.

8. Trong hoạt động giao tiếp mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.

9. Trong hoạt động giao tiếp, các nhân vật giao tiếp cần có ý thức thói quen và kĩ năng giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt.

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1

Trong đoạn trích từ truyện Lão Hạc của Nam Cao có hai nhân vật giao tiếp: một là Lão Hạc, hai là nhân vật xưng tôi. Hai nhân vật này lần lượt đổi vai cho nhau nghĩa là lần lượt đóng vai người nói, người nghe. Ngôn ngữ nói của họ thế hiện qua nhiều mặt: nói phối hợp với cử chỉ điệu bộ (cười như mếu, mặt lão đột nliiên co rúm lại...) sử dụng nhiều từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói (đi đời rồi - chết, khốn nạn, có biế gì đâu, cu cậu...), các lượt lời của họ. giao tiếp kế tiếp nhau...

Bài tập 2

Lão Hạc và nhân vật xưng tôi vốn là hàng xóm lân cận nhau nên có quan hệ thân gần. Xét về tuổi tác thì lão Hạc nhiều tuổi hơn nên ở vị thế trên. Nhưng nếu xét về nghề nghiệp và thành phần xã hội, theo cách suy nghĩ thời bấy giờ thì ông giáo có vị thế cao hơn. Nhìn chung, hai người này luôn luôn nể trọng nhau. Lời gọi và cách xưng hộ ông giáo ạ của lão Hạc với nhân xứng tôi (ông giáo) đã thể hiện sự kính trọng của lão với người láng giềng. Hơn nữa việc thông tin về một sự việc rất đời thường: bán con chó đã cho thấy họ có thân tình với nhau.

Bài tập 3

Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết có hai thành phần nghĩa:

- Nghĩa sự việc: con chó biết việc nó bị giết hại.

- Nghĩa tình thái: lão Hạc biểu lộ lòng xót thương con vật yêu quí khi nó bị lâm vào cảnh khốn cùng (lão gọi con chó là “cu cậu” và xem nó cũng có cảm giác như thể con người).

Bài tập 4

Trong đoạn trích có hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật, đồng thời khi người đọc đọc đoạn trích (hoặc cả truyện Lão Hạc) lại có một hoạt động giao tiếp nữa giữa nhà văn Nam Cao với người đọc.

Sự khác biệt giữa hai hoạt động giao tiếp này là:

- Giao tiếp đầu ở dạng ngôn ngữ nói, hai người đổi vai, giao tiếp trực diện có sự hỗ trợ của cử chỉ, điệu bộ, nét mặt ngữ điệu.

- Giao tiếp sau thông qua văn bản viết, có sự cách biệt về thời gian và sự cách trở không gian giữa nhà văn người đọc không có sự phụ trợ của ngữ điệu nhưng lại có sự hỗ trợ của dấu câu.

Viết bình luận