Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ hành chính

I. VĂN BẢN HÀNH CHÍNH VÀ NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH

1. Văn bản hành chính

Các loại văn bản hành chính phổ biến là:

- Nghị định, thông tư, thông cáo, quyết định

- Báo cáo, biên bản

- Đơn, bản khai (khai sinh, lí lịch), bằng cấp, chứng nhận, bản xác nhận...

2. Ngôn ngữ hành chính

- Về cách trình bày: theo một kết câu thống nhất thường có 3 phần

- Về từ ngữ: lớp từ ngữ hành chính được dùng .với tần số cao (căn cứ..., được sự ủy nhiệm của..., tại công văn số..., nay quyết định, chịu quyết định, chịu trách nhiệm thi hành, có hiệu lực từ ngày, xin cam đoan...

- Về kiểu câu: Văn bản dài nhưng chỉ là kết cấu một câu. Một ý quan trọng thường được tách ra và xuống dòng, viết hoa đầu dòng

II. ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH

1. Tính khuôn mẫu

Kết cấu văn bản thông nhất, thường có 3 phần: phần đầu, phần chính, phần cuối.

2. Tính minh xác

- Một từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý. Không dùng tu từ, hàm ý

- Không được xóa bộ, sửa chữa.

3. Tính công vụ

- Hạn chế về biểu cảm.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1

Có thể kể đến: Giây khai sinh, Đơn xin phép, Giây chứng nhận tốt nghiệp, Bản lí lịch, Đơn xin vào Đoàn.

Bài tập 2

Kết cấu của Quyết định đã nêu có ba phần đúng như khuôn mẫu chung.

- Có sử dụng nhiều từ ngữ hành chính: quyết định, ban hành, căn cứ, nghịđịnh, quyền hạn, trách nhiệm, quản lí nhà nước, chỉ thị, hiệu lực, hướng dẫn, thi hành...

- Ngắt dòng, ngắt ý và đánh số rất rõ ràng, mạch lạc, đầy tính khoa học. Mặc dù các ý đó có thế viết thành câu dài (Xem Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào nghị định (...) quyết định diều 1 (...) diều 2 (...) điều 3 (...)

Bài tập 3

Khi ghi biên bản cuộc họp theo phong cách ngôn ngữ hành chính, cần chú ý những nội dung sau:

- Quốc hiệu, tên biên bản

- Địa điểm, thời gian họp

- Thành phần cuộc họp

Nội dung cuộc họp: Người điều hành, người phát biểu, nội dung thảo luận, kết luận của cuộc họp

- Chủ tọa và người ghi biên ban kí tên.

Viết bình luận