Soạn bài: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học

GỢI Ý HỌC BÀI

Câu 1:

Nói đến giá trị văn học là nói đến những khả năng của văn học trong việc đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người trong việc tác động sâu sắc tới cuộc sống và con người. Văn học có ba giá trị cơ bản là giáo dục, nhận thức và thẩm mĩ.

1. Giá trị nhận thức

Giá trị nhận thức là khả năng của văn học có thể đáp ứng được yêu cầu của con người muốn hiểu biết một cách rõ ràng hơn, sâu sắc hơn về cuộc sống xung quanh mình và chính bản thân mình để từ đó tác động vào cuộc sống có hiệu quả hơn.

Văn học có thể mang đến cho người đọc những hiểu biết, những nhận thức mới mẻ, sâu rộng về nhiều mặt của cuộc sống trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau từ ngày xưa đến ngày nay từ trong nước đến nưởc ngoài. Đó chính là quá trình nhận thức cuộc sống của văn học. Qua những tác phẩm văn học cụ thể, văn học còn giúp cho mỗi người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung và hiểu chính bản thân mình hơn. Đó chính là quá trình tự nhận thức mà văn học mang tới cho mỗi người.

2. Giá trị giáo dục

Giá trị giáo dục là khả năng của văn học có thể mang tới cho người đọc những bài học quý báu về lẽ sống ở đời giúp họ tự rèn luyện mình ngày một tốt đẹp hơn. Văn học hình thành trong người đọc một lí tưởng tiến bộ, giúp họ có quan điểm và thái độ đúng đắn về cuộc sống, biết yêu ghét phân minh, tâm hồn lành mạnh trong sáng và cao thượng. Văn học giúp con người phân biệt phải trái, xấu tốt, đúng sai, có quan hệ tốt đẹp và biết gắn bó cuộc sống của mình với cuộc sống của tập thể của cộng đồng.

Cũng cần lưu ý rằng đặc trưng giáo dục của vãn học là không áp đặt hay giảng giải trực tiếp khô khan, cứng nhắc mà bằng con đường từ cảm xúc đến nhận thức, bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp của những hình tượng sinh động giàu tính thuyết phục. Tác dụng giáo dục của văn học vì vậy dần dần thấm sâu mà bền vững, gợi được những nghĩ suy sâu sắc về con người và cuộc sống, gián tiếp đưa ra những bài học, những đề nghị về cách sống. Như thế, văn học chính là một phương tiện hiệu nghiệm để kiến tạo nên ở con người những gì mang tính nhân đạo chân chính, không chỉ góp phần hoàn thiện bản thân con người mà còn hướng-họ tới những hành động cụ thể thiết thực vì một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

3. Giá trị thẩm mĩ

Giá trị thẩm mĩ là khả năng của văn học có thể mang tới cho người đọc những vẻ đẹp muôn hình vạn trạng của cuộc sống. Đó là vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật của quê hương đất nước, vẻ đẹp của những cảnh đời cụ thể, vẻ đẹp hào hùng của chiến trận. Ngoài ra, văn học còn đi sâu khám phá, phát hiện, miêu tả vẻ đẹp của con người từ ngoại hình đến nội tâm với những diễn biến sâu sắc của tư tưởng, tình cảm và những hành động gây ấn tượng không dễ gì quên đối với mọi người.

Cái đẹp trong văn học thể hiện cả ở nội dung và hình thức nghệ thuật khiến người đọc thêm yêu mến cuộc sống, thêm khao khát hướng tới Chân, Thiện, Mĩ.

Câu 2

Các giá trị của văn học có mốì quan hệ với nhau rất mật thiết.

Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Phải có nhận thức đúng đắn thì văn học mới giáo dục được con người. Ngược lại, giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức của văn học đối với đời sống bởi vì người ta nhận thức không phải chỉ đế nhận thức mà nhận thức là để hành động. Cả giá trị giáo dục và giá trị nhận thức đều phát huy tích cực nhất qua giá trị thẩm mĩ.

Cả ba giá trị trên đồng thời tác động đến người đọc theo quan niệm của cổ nhân ta, đó chính là sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn cả ba giá trị chân - thiện - mĩ của văn chương.

Câu 3

Tác phẩm văn học được nhà văn, nhà thơ sáng tác ra cho độc giả tiếp nhận. Dưới dạng quyển sách, văn bản tác phẩm mới chỉ là một thông báo đã được mã hóa. Chỉ khi được tức là được độc giả cảm nhận, tưởng tượng, liên tưởng nhận ra thế giới nghệ thuật và các lớp ý nghĩa của nó thì tác phẩm mới thực sự xuất hiện dưới dạng sống động, toàn vẹn. Như vậy, tiếp nhận văn học là toàn bộ hoạt động đọc, giải thích, tưởng tượng, khen chê của người đọc đốì với tác phẩm.

Hai tính chất trong tiếp nhận văn học là tính cá thể hóa, chủ động tích cực, tính đa dạng, không thống nhất.

Ở tính chất đầu, năng lực thị hiếu, sở thích cá nhân đóng vai trò rất quan trọng. Tùy theo tuồi tác, kinh nghiêm sống, học vân hay tâm trạng người đọc, người nghe lúc tiếp xúc tác phẩm văn chương. Ngoài ra, tiếp nhận văn học còn đòi hỏi tính tích cực sáng tạo của người dọc, người nghe. Đó là hoạt động cảm nhận, bổ sung, liên kết các môi liên hệ bên trong, giải thích, đánh giá. Mỗi người dọc, người nghe có một hình ảnh tác phẩm do người ấy lí giải mà thành.

Ở tính chất sau, tính chất đa dạng, không thông nhất bộc lộ ở chỗ cùng một tác phẩm văn học nhưng cảm thụ và đánh giá của người đọc, người nghe có thể rất khác nhau. Nói chung, nội dung tác phẩm càng phong phú, hình tượng nghệ thuật càng phức tạp, ngôn từ càng đa nghĩa thì sự tiếp nhận của công chúng về tác phẩm càng lắm hình nhiều vẻ...

Câu 4

Có ba cấp độ trong cách thức tiếp nhận vãn học. Ví dụ tiếp nhận Truyện Kiều của Nguyễn Du:

- Cấp độ 1: người đọc, người nghe cảm nhận diễn biến của cốt truyện tức là xem tác phẩm kể chuyện gì, các tình tiết diễn biến ra sao. Ớ Truyện Kiều là 15 năm lưu lạc của Thúy Kiều.

- Cấp độ 2: qua cảm thụ nội dung trực tiếp, người đọc thấy được nội dung tư tưởng của tác phẩm. Qua cót truyện Truyện Kiều thây được ý nghĩa tốcáo xã hội phong kiến chà đạp lên quyền sống của con người.

- Cấp độ 3: Cùng với việc cảm nhận diễn biến cô't truyện và ý nghĩa tư tưởng, người đọc còn thấy được cái hấp dẫn, sinh động của đời sống được tái hiện lại, biết thưởng thức được cái đẹp, cái hay của câu chữ, loại thể hình tượng... Qua đó không chỉ thây rõ ý nghĩa xã hội sâu sắc của tác phẩm mà còn xem việc đọc tác phẩm như phương tiện để nghĩ để cảm để tự đốì thoại với mình và đối thoại với tác giả, suy tư về cuộc sống, từ đó tác động tích cực vào tiến trình đời sống.

Để tiếp nhận văn học thực sự có hiệu quả, người đọc cần tự nâng cao trình độ hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm và tiếp nhận văn học một cách tích cực chủ động và sáng tạo hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng...

LUYỆN TẬP

Bài tập 1

Có người cho rằng giá trị cao quý nhất của văn chương là nuôi dưỡng đời sống tâm hồn con người hay nói như Thạch Lam là làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú han. Nói như vậy rất đúng vì nhà văn là “người kĩ sư tâm hồn”, văn học là nhân học. Văn chương là nhằm hướng tới con người, tâm hồn con người. Giá trị nhận thức và giá trị thẩm mĩ khiến cho tâm hồn con người thêm phong phú. Giá trị giáo dục khiến tâm hồn con người lành mạnh, thanh cao hơn. Vì vậy, người ta thường nói văn chương “thanh lọc tàm hồn con người” “làm con người càng con người hơn” (nhân đạo hóa con người)

Bài tập 2

Học sinh tự chọn tác phẩm phát triển làm sáng tỏ các giá trị của văn học (hoặc theo các cấp độ tiếp nhận văn học).

Bài tập 3

Là hai phương diện trong tiếp nhận văn học, cảm và hiểu thường kết hợp với nhau làm cho tiếp nhận văn học đạt được hiệu quả cao nhất. Cảm là rung cảm do sự tiếp xúc bằng trực giác. Nếu ta say mê văn chương có rung cảm với những ấn tượng, cảm giác cảm xúc sâu sắc với tác phẩm ta sẽ cảm thụ nó rất tinh tế. Nhưng để cảm được trước cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương ta phải hiểu nó nghĩa là ta phải có tri thức về văn chương, học lí luận văn học cũng là một trong những cách để có tri thức, hiểu biết về văn chương.

Viết bình luận