Soạn bài: Rừng xà nu

Năm 1965, cuộc chiến tranh cục bộ bắt đầu ở miền Nam nước ta. Mĩ đưa quân ồ ạt vào tham chiến. Chính trong thời điểm sôi bỏng này, Rừng xà nu của Nguyền Trung Thành đã ra đời, tái hiện lại không khí của một giai đoạn lịch sử quyết liệt trong phong trào cách mạng giải phóng miền Nam từ 1955 đến 1959. Truyện thể hiện quá trình đứng lên cầm lấy súng của những người dân đã dằn nén đau thương, uất hận và không một bạo lực cường quyền nào ngăn chặn, tiêu diệt được sự vùng lên của họ. Nói rõ hơn, Rừng xà nu kể về cuộc “đồng khởi” của dân làng Xô Man ở Tây Nguyên. Cụ Mết già làng, thủ lĩnh, đã lãnh đạo dân làng mài giáo, mác, vụ rựa... đứng lên đánh lũ ác ôn tay sai dế quốc Mĩ, giải phóng buôn làng và rừng núi thiêng liêng. Đây là hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng cho cuộc đồng khởi của nhân dân miền Nam lúc bấy giờ, thể hiện một chân lí của cách mạng dược phát ngôn qua lời cụ Mết: “Nhớ lấy..., ghi lấy... sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, minh phải cầm giáo”.

Truyện Rừng xà nu có thế tóm tắt như sau:

Sau ba năm gia nhập lực lượng quân giải phóng, Tnú trở về thăm làng. Cả làng Xô Man tập hợp lại đón mừng anh. Cụ Mết đêm đó ôn lại những kỉ niệm đau thương hùng tráng của làng trong đó Tnú là nhân vật trung tâm.

Tnú và Mai tham gia cách mạng từ nhỏ. Sau đó Tnú bị giặc bắt đi tù. Lúc trở về, hai người thành vợ thành chồng và sinh được một con gái. Một lần, giặc càn lên làng lùng bắt Tnú tra tấn dã man. Chúng tẩm dầu xà nu và đốt mười ngón tay của anh. Mười ngón tay đã trở thành mười ngọn đuốc. Trước cảnh tượng ấy, cụ Mết lãnh đạo dân làng đồng khởi giết hết bọn giặc cứu Tnú. Rồi từ đó, Tnú gia nhập lực lượng giải phóng. Anh luôn ghi khắc mối thù đối với quân giặc và chiến đấu Tất dũng cảm.

Lần này, anh về phép, mừng thắng lợi làng Xô Man đã khác hẳn. Em gái của Mai đã trở thành bí thư chi bộ, chính trị viên xã đội.

Thông qua câu chuyên về cuộc đời Tnú, truyện ngắn Rừng xà nu ca ngợi sức sống mãnh liệt, tinh thần quật khởi, chí khí cách mạng kiên cường của dân làng Xô Man nói riêng và các dân tộc Tây Nguyên nói chung trong cuộc đấu tranh vũ trang chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ nền độc lập tự do của đất nước.

1. Hình tượng cây xà nu

Hình tượng nối bật và xuyên suốt trong truyện ngắn này là hình tượng cây xà nu. Mở đầu và kết thúc truyện đều là cảnh rừng xà nu “đến hút tầm mắt củng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”. Mở đầu là câu ấy, kết thúc cũng thế, chỉ đổi chữ “đồi” thành chữ “rừng”. Đây là một sự lặp lại có dụng ý, như một điệp khúc láy lại nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng đậm nét trong tâm hồn người đọc.

Cây xà nu thuộc họ thông, có nhựa thơm, mọc nhiều ở vùng bắc Tây Nguyên. Cây này xuất hiện trong tác phẩm trước tiên với ý nghĩa tả thực, thê hiện cái tươi đẹp, hùng vĩ của thiên nhiên Tây Nguyên. Nhưng ý nghĩa ấn dụ tượng trưng của nó mới là điều đáng chú ý hơn cả. Rất nhiều lần nhà văn nhấc tới hai chữ xà nu: rừng xà nu, đồi xà nu, nhựa xà nu, khói xà nu... Đúng là xà nu đã là hình ảnh tiêu biểu, đại diện cho làng Xô Man nói riêng và cả Tây Nguyên nói chung.

Mở đầu tác phẩm là nhưng tai họa mà cả những cây xà nu cố thụ và những cây con phải gánh chịu dưới làn mưa đại bác của kẻ thù: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”; “nhựa ứa ra, tràn trề... rồi dần dần bầm lại, đen và dặc quyện thành từng cục máu lớn”. Thế nhưng “đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”. Để rồi: “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục dã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên lao thẳng lẽn bầu trời”, “có những cây mới nhú khỏi mặt đắt, nhọn hoắt như những mũi lẽ”. Đặc tả bằng lối tạo hình và thủ pháp nhân hóa nêu bật sức sống của cây xà nu; chủ ý của nhà văn là nêu bật sức sống của người dân Xô Man và nhân dân Tây Nguyên bất khuất. Cũng như cây xà nu, người dân Xô Man, hết lớp này đến lớp khác, nối bước nhau cầm lấy vũ khí đánh giặc. Anh Quyết hi sinh thì có Tnú, Mai ngã xuống đã có Dít bước lên thay chị. Bên cạnh cụ Mết, già làng, sừng sững như một cây xà nu cồ thụ là bé Heng, một thế hệ cây xà nu non trẻ,, sân sàng thừa kế lớp cha anh.

Ham ánh nắng và khí trời, cây xà nu vươn lên rất nhanh để tới ánh sáng cũng chẳng khác chi Tnú, Mai và dân làng Xô Man luôn phấn đâu, muốn hướng tới cuộc sống tự do.

Nhà văn Nguyễn Trung Thành kể lại về việc viết truyện Rừng xà nu và nói về loại cây này như sau:

“Hồi tháng 5 năm 1962, hành quân từ miền Bắc vào, tôi cùng đi với Nguyễn Thi, đến điểm chia tay, mỗi người về chiến trường của mình là một khu rừng bát ngát phía tây Thừa Thiên giáp Lào. Đó là một khu rừng xanh tít tắp tận chân trời. Tôi yêu cây rừng xà nu từ ngày đó. Ấy là một cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch, thân cây cao vút, vạn vỡ ứa nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi”.

(NGUYÊN NGỌC - về truyện ngắn “Rừng xà nu”)

2. Nhân vật trong Rừng xà nu

Trên cái nền hùng vĩ của rừng xà nu nổi lên là các nhân vật Tnú, Dít, cụ Mết và bé Heng. Mỗi hình tượng nhân vật đều có vẻ đọp riêng và đều mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc.

Trước hết là Tnú, nhân vật chính của truyện. Anh được tác giả khắc họa với những nét độc đáo, đậm chất sử thi; cụ Mốt, già làng, rất tự hào mỗi lúc nói về anh.

- “Nó là người Strá mình. Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”.

Từ lúc còn nhỏ, Tnú đã sớm tỏ ra gan góc, táo bạo, đầy quả cam. Anh và Mai đã vào rừng bảo vệ tiếp tế cho cán bộ hoạt động bí mật, mặc cho địch khủng bố dã man. Khi học chữ thua bạn, anh tự phạt mình bằng cách “cần một hòn đá, tự đập vào đầu, máu chảy ròng ròng”. Khi bị địch tra tấn hỏi cộng sản ớ đâu, Tnú đặt tay lên bụng mình nói: “ở đây này” và thế là lưng anh lại hằn thêm những vết chém của kẻ thù. Với phẩm chất gan dạ, anh hùng Tnú rất xứng đáng với tình yêu Mai, một cô gái Strá xinh đẹp dịu dàng. Nhưng đáng buồn thay, anh dành bất lực trước cái chết của vợ con. Nhìn thấy tận mắt cảnh địch tra tân dã man mẹ con Mai, lòng anh sôi sục căm thù: “Anh đã bứt dứt hàng chục trái vả mủ không hay. Anh chồm dậy (...) ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Cứu vợ con không được, Tnú bị giặc bắt trói bằng dây rừng. Chúng đốt mười ngón tay anh bằng nhựa xà nu thành mười ngọn đuốc. Tnú đau đớn quằn quại: “Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng”' nhưng anh vẫn lầm liệt khí phách: “Người cộng sản không thèm kêu van”. Tnú nhất định không thèm kêu van.

Chính đôi bàn tay bị đốt của anh dã khiến dân làng Xô Man đồng khởi giết giặc, cứu sống anh. Từ dó, với hai bàn tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt ấy, Tnú đã cầm giáo, cầm súng. Anh lên đường gia nhập “lực lượng” và kiên cường chiến đấu. Rồi cùng chính đôi bàn tay ấy đã bóp cổ giết chết tên chỉ huy đồn địch trong hầm ngầm cố thủ của nó

Tnú cũng lại là người có lòng tha thiết yêu bản làng. Khi xa nhà, xa quê hương, anh nhớ rõ từng hàng cây, từng con đường, từng dòng suối. Và anh nhớ nhất là tiếng chày cửa bản làng. Bởi vậy, khi trở lại thăm nhà, Tnú bồi hồi xúc động, ngực anh đập liên hồi.

Tóm lại, những nét tính cách của Tnú cũng tiêu biểu cho phẩm cách cao đẹp của cộng đồng người Strá ở Tây Nguyên: cũng gan góc, dũng cảm, cũng rất mực trung thành với cách mạng, tha thiết yêu bản làng nhất là cũng biết vượt lên mọi bi kịch cá nhân đê biến yêu thương, căm thù thành hành động kiên cường chiến đấu.

Tiếp theo là Dít. Tuy xuất hiện không nhiều trong tác phẩm nhưng cô gái này lại là hiện thân và là sự tiếp nối của Mai.

Ngay từ nhỏ, Dít đã nhanh nhẹn và gan góc. Cô chẳng chút khiếp sợ trước lời đe dọa của thằng Dục: “Đứa nào ra khỏi làng bắt được bắn chết ngay tại chỗ”. Bởi vậy, cứ sẩm tối là Dít lại bò theo mang nước mang gạo vào rừng tiếp tế cho cụ Mết, Tnú và các anh. Lúc bị bắt cô gái vẫn bình tĩnh, súng đạn địch không uy hiếp được tinh thần cô.

Khi trưởng thành, Dít thành cán bộ, bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội. Cô nghiêm khắc và nguyên tắc. Mặc dù rất quý mến. Tnú, anh rể mình, nhưng Dít vẫn nghiêm trang trong thủ tục hỏi giây tờ người lính từ mặt trận về thăm làng: “Không có giấy trốn về thi không dược, úy ban phải bắt thôi”. Nhưng phía sau thái độ lạnh lùng, ngôn từ có vẻ gay gắt là những tình cảm sâu sắc và kín đáo trong cái nhìn rất sâu đôi với Tnú bằng đôi mắt mở to, bình thản, trong suốt.

Tóm lại, Dít tiêu biểu cho những thanh niên Tây Nguyên đã được rèn luyện và trưởng thành qua thực tế ác liệt của cuộc chiến đấu chống kẻ thù để bảo vệ bản làng yêu dấu.

Kế tiếp là cụ Mết. Nếu làng Xô Man như một cánh rừng xà nu bất khuất thì cụ già làng này chính là một xà nu cổ thụ: “Ông ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn”. Không chỉ là một thủ lĩnh quân sự, cụ Mết còn là linh hồn của cuộc chiến đấu và chiến thắng. Hình ảnh cụ gắn liền.với lời khẳng định một chân lí cách mạng để đi tới tự do: “Chúng nó dã cầm súng, minh phải cầm giáo”. Vị trí của con người này thế hiện rất rõ trong lời hịch truyền ở đoạn cuối truyện:

“Thế là bắt dầu rồi, Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tỉm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. Ai không có thi vót chông, năm trăm cây chông. Đốt lửa lên!”. Cụ Mết đúng là hình ảnh tượng trưng cho lịch sử truyền thống hiên ngang bất khuât của nhân dân Xô Man.

Sau cùng là bé Heng, hiện thân của thế hệ tương lai của cách mạng. Bé xuất hiện nhiều ở phần đầu truyện, đóng vai người hướng dẫn Tnú trở về. Tiếp nối truyền thông chiến đấu của cha anh, bé Heng giông như một cây xà nu mới lớn lên: “ngọn xanh rờn, hình nhọn mủi tên lao thẳng lên bầu trời”.

Rừng xà nu là sự kết hợp giữa cảm hứng sử thi và bút pháp sử thi điêu luyện, xứng đáng là bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh chông Mĩ cứu nước vừa qua.

GỢI Ý ĐỌC - HIỂU

Tóm tắt nội dung truyện Rừng xà nu

“Ớ trong tầm đại bác” của giặc, làng Xô Man bị đạn giặc tàn phá khốc liệt xuống rừng xà nu. Nhưng cũng như người dân Xô Man, rừng xà nu vẫn kiên cường vươn tới. Gặp khi Tnú về thăm làng ngủ tậi nhà cụ Mết, đêm ây, cụ kể cho dân làng nghe về cuộc đời chàng trai dũng cảm này. Những năm đó, giặc khủng bố dã man phong trào cách mạng nhưng dân làng ở đây vẫn nuôi dưỡng cán bộ. Tnú và Mai là những thiếu niên gan dạ vào rừng tiếp tế cho cán bộ ta. Tnú đã được Quyết nâng đỡ dìu dắt. Tnú làm liên lạc và sau đó bị giặc bắt cầm tù. Thoát tù anh trở về cùng dân làng chiến đấu. Được tin giặc kéo về làng. Không chịu được cảnh vợ con bị giặc tra tấn, Tnú nhảy vào giữa bọn giặc định cứu vợ con. Nhưng chàng trai dũng cảm này đã bị giặt bắt, vợ con anh bị giết chết. Chúng đốt hai bàn tay anh bằng giẻ tẩm dầu xà nu. Trước cảnh man rợ này, dân làng Xô Man đã nhất tề đứng lên giết giặc. Cụ Mết kêu gọi mọi người chung sức tự trang bị vũ khí để chiến đấu. Đêm đó cả rừng Xô Man ào ào rung động. Tnú vào bộ đội. Anh chiến đấu rất mực dũng cảm. Sau ba năm, Tnú được về thăm dân làng.

Câu 1

a) Tnú: Theo Nguyễn Trung Thành nguyên mẫu của Tnú là Đề - người dân tộc Xơ-đăng, ở Tây Nguyên. Nhà văn lây tên Tnú “không khí hơn nhiều, Tây Nguyên hơn nhiều” so với tên Đề.

Là nhân vật chính của truyện, cha mẹ mất sớm lớn lên nhờ sự dưỡng nuôi, đùm bọc của dân làng Xô Man; Cụ Mết nhận xét về Tnú: “Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”.

Tnú rát gan góc táo bạo. Học chữ chậm nhưng “đi đường núi thì đầu nó sáng lạ lùng”. Khi làm liên lạc qua sông Tnú “cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cỡi lên thác băng băng như con cá kình”. Khi bị giặc đốt cháy mười ngón tay, Tnú nghiến răng chịu đựng chứ quyêt “không thèm kêu van”.

Tnú có mối thù chồng chất với quân địch vì chúng giết hại vợ con anh, khiến anh trở thành người tàn tật, hơn thế nữa chúng còn giết hại cả dân làng anh.

Tnú dũng cảm và trung thành với cách mạng. Trong những năm tháng ác liệt nhất giặc lùng sục khủng bố điên cuồng giết hại dân làng, khi bị chúng bắt, tra hỏi chỗ ở của cộng sản, Tnú đã đặt tay lên bụng mình và nói ở dây này”. Bọn - lính chém lưng anh đầy vết dọc ngang. Khi chứng kiến cảnh vợ con mình bị giặc tra tấn dã man, Tnú tay không nhảy vào giữa lũ giặc đang điên cuồng. Nhưng anh không cứu được vợ con mà còn bị chúng hành hạ tra tấn dữ dằn. Vì vậy khi dân làng quật khởi, Tnú tòng quân như lẽ hẳn nhiên. vật này, nhà Khi miêu tả nhânvăn chú ý dụng công miêu tả bàn tay của anh. Có thể nói đây cũng là chi tiết gây ấn tượng nhất đói với người đọc. Từ đôi tay của Tnú, người đọc không những hình dung được cuộc đời mà còn hình dung được cả tính cách của anh.

Ấn tượng không thế nào quên được về bàn tay anh chính là đoạn cao trào mãnh liệt của truyện: giặc quấn giẻ tẩm dầu xà nu vào mười ngón tay anh và đốt: “Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc”. Cũng chính mười ngọn đuốc đó đã làm mồi châm ngọn lửa cho dân làng Xô Man nổi dậy. Tuy tàn tật nhưng đôi bàn tay anh vần cầm được giáo được súng đế đánh giặc, hơn thế nữa vẫn có thế bóp chết tên chỉ huy địch khi hắn cố thủ trong hầm.

Có thể nói qua nhân vật Tnú, nhà văn Nguyễn Trung Thành nhằm thể hiện phẩm chất, số phận và đặc biệt là con dường đi theo cách mạng của nhân dân Tây Nguyên, nhân dân miền Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước giành lại độc lập, tự do.

b) Cụ Mết: Là một già làng quắc thước râu dài tới ngực đen bóng, mắt sáng và xếch ở trần “ngực căng như một cẩy xà nu lớn”. Ông thế hiện rất đậm nét tính cách của con người Tây Nguyên bất khuất. Cụ tượng trưng cho lịch sử cho truyền thống hiên ngang, cho sức sống bền bỉ của dân làng. Cụ nói với con cháu: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”... “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông. Đốt lửa lên”. Nhân dân làng Xô Man vùng dậy giết giặc theo tiếng hô của cụ Mết: “Chém! Chém hết!” và “Cụ Mết đứng dậy; lưỡi mác dài trong tay, thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết!!”.

c) Dít: Là nhân vật tiêu biểu cho lực lượng chiến đấu, hình ảnh những thanh niên Tây Nguyên được rèn luyện và trưởng thành qua thử thách ác liệt của cuộc chiên đâấu chống ké thù bảo vệ bản làng. Cô có vị trí quan trọng trong cuộc đấu tranh cùa dân làng Xô Mạn.

Dít là con người cương quyết bảo dam nguyên tắc - cách mạng, đặt việc của dân làng lên trên hết.

d) Heng: Là nhân vật tiêu biểu cho thê' hộ tuổi nhỏ của làng Xó Man, Heng nhí nhảnh hồn nhiên yêu đời ngộ nghĩnh và thật đáng yêu. Heng nhất định sẽ tiếp nô'i được con đường đã chọn của cụ Mết, Tnú, Mai và Dít.

Tác giả tập trung miêu tả các nhân vật trên nhằm khẳng định dân làng Xô Man nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung từ thế hệ này sang thế hệ khác tiếp nô'i nhau hiên ngang bất khuất, chiến đấu bảo vệ đất nước quê hương.

Câu 2

Trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, chi tiết gây ấn tượng sâu đậm nhất cho tôi là hình ảnh bàn tay. Qua bàn tay anh, người đọc hình dung lên dđược cuộc đời và tính cách của anh. Lúc còn lành lặn, bàn tay anh là bàn tay trung thực, bàn tay tình nghĩa. Chính bàn tay đó đã cầm phấn viết chữ của bậc đàn anh dạy cho, đã cầm đá tự đập vào đầu mình tự trừng phạt mình khi học chữ mà hay quên, bàn tay đã tự đặt lên bụng mình: “Cộng sản ở đây này”. Đó cũng là bàn tay khi anh thoát ngục Kon Turn về gặp Mai ở lối vào làng, Mai đã cầm bàn tay anh mà giàn giụa nước mắt.

Đôi bàn tay Tnú, mười ngón đã bị giặc quân giẻ tẩm dầu: “Đó là đôi bàn tay của lòng dũng cảm, chịu đựng”. “Anh không cảm thấy lứa ở mười ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi”, mười ngón tay anh clìám bùng ngọn lửa quật khởi của dân làng Xô Man. Đã dược dập lửa nhưng bàn tay Tnú mỗi ngón chỉ còn lại hai đô't. Đốt tay không thể mọc lại. Dấu vết căm thù mà Tnú mang theo trọn đời mình.

Nhưng cũng chính bàn tay tật nguyền đã cầm giáo, cầm súng giết giặc. Cũng chính bàn tay tật nguyền ấy ở cuối truyện đã bóp chết tên chỉ huy đồn địch ngay trong hầm cố thủ của nó.

Câu 3

Xem liình tượng cây xà nu ở pliần đầu, sau phần tóm tắt truyện.

Câu 4

Qua truyện ngắn Rừng xà nu, Nguyền Trung Thành muôn gửi đến người đọc tư tưởng cơ bản nằm trong lời của cụ Mết kêu gọi dân làng Xô Man: “Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu”: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Đây cũng chính là tư tưởng chủ đạo của truyện: phải dùng bạo lực cách mạng đế chống lại bạo lực phản cách mạng, vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải phóng của nhân dân.

Đó cũng là chân lí của một dân tộc có sức sống mãnh liệt như rừng cây xà nu kia, chân lí của một dân tộc anh hùng bất khuất.

LUYỆN TẬP

Tóm tắt nội dung truyện ngắn Rừng xà nu. (Xem lại phần đầu).

Viết bình luận