Soạn bài: Bài 24 - Ôn tập về luận điểm

1. Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người nói (hoặc viết) nêu ra trong bài văn nghị luận.

a) Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chủ tịch có những luận điểm nào?

Trả lời: Bài này có các luận điểm sau:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu.

Từ xưa đã có rất nhiều anh hùng dân tộc chiến đấu rất kiên cường, rất vẻ vang để bảo vệ Tổ quốc.

Ngày nay, đồng bào ta cũng rất xứng đáng với tổ tiên ngày trước.

Bổn phận của chúng ta là phải giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của mọi người đều được phát huy trong công việc yêu nước, chống xâm lược.

b) Một bạn cho rằng bài Chiếu dời đô có hai luận điểm:

1. Lí do cần phải dời đô.

2. Lí do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Trả lời: Đây là hai vấn đề. Cần phải phát triển thêm lí lẽ thể hiện rõ tư tưởng quan điểm của người viết để chúng trở thành luận điểm.

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬN ĐIỂM VỚI VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

1. a) Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì? Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó được không, nếu trong bài văn, tác giả chỉ đưa ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn”?

Trả lời:

• Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là: Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước và chúng ta phải làm mọi cách để phát huy lòng yêu nước đó trong công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

• Nếu tác giả chỉ đưa ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” thì chưa đủ để làm rõ vấn đề trên.

b) Trong Chiếu dời đô, nếu tác giả chỉ đưa ra luận điểm “Các triều đại trước đây đã nhiều lần dời đô” thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu không thể đạt được vì mục đích của nhà vua là muốn bày tỏ ý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.

2. Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra được kết luận gì về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận?

Trả lời: Trong bài văn nghị luận, luận điểm với vấn đề cần giải quyết có quan hệ chặt chẽ. Luận điểm phải xuất phát từ vấn đề, phù hợp với vấn đề và phải đủ để giải quyết tốt vân đề.

III. MỐI QUAN HỆ TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

1. Để viết bài tập làm văn theo đề bài: “Hãỵ trình bàỵ rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập”. Em sẽ chọn hệ thống nào trong hai hệ thống sau? (xem hai hệ thống trong SGK Ngữ văn 8 tập hai).

Trả lời: Ta cần chọn hệ thống thứ nhất vì các luận điểm trong hệ thống này đều xuất phát từ vấn đề cần giải quyết và giữa luận điểm trước với luận điểm sau luôn có sự liên kết khăng khít, đồng thời chúng vẫn có sự phân biệt rành mạch và chúng được sắp xếp một cách hợp lí.

4. Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra kết luận gì về sự chính xác của luận điểm và về mối quan hệ giữa các luận điểm trong một bài văn nghị luận?

Trả lời: Trong bài văn nghị luận, luận điểm cần chính xác, rõ ràng để góp phần làm sáng tỏ luận đề.

Các luận điểm vừa cần liên kết khăng khít, lại vừa cần có sự phân biệt rành mạch với nhau. Các luận điểm cần được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

IV. LUYỆN TẬP

1. Đoạn văn của cô Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nêu luận điểm “Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc” hay luận điểm “Nguyễn Trãi như một tiên ông trong tòa ngọc”!

Trả lời: Đoạn văn trên đã nêu luận điểm “Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc”.

2. Nếu phải viết bài tập làm văn để nói rằng giáo dục là chìa khóa của tương lai thì:

a) Em sẽ chọn những luận điểm nào trong số 7 luận điểm đã nêu (Xem 7 luận điểm trong SGK)?

b) Em sẽ sắp xếp các luận điểm đã lựa chọn (và sửa lại, nếu cần) theo trình tự nào? Vì sao?

Trả lời:

a) Ta có thể chọn các luận điểm sau.

- Giáo dục có tác dụng điều chỉnh độ gia tăng dân số. .

- Giáo dục tạo cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế.

- Giáo dục giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi áp bức và sự lệ thuộc vào quyền lực của người khác để đạt được sự phát triển chính trị và tiến bộ xã hội.

- Giáo dục góp phần bảo vệ môi trường sống.

- Giáo dục đào tạo thế hệ người sẽ xây dựng tương lai.

b) Ta có thể sắp xếp lại các luận điểm theo thứ tự sau đây.

- Giáo dục có tác dụng điều chỉnh sự gia tăng dân số, từ đó mà có thể bảo vệ môi trường sống, làm cho đời sống đạt mức cao hơn.

- Giáo dục đào tạo lớp người trẻ thành những nhân tài xây dựng tương lai.

- Nhờ vậy mà giáo dục làm khoa học, kĩ thuật phát triển và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trong xã hội.

- Giáo dục còn là động lực của sự phát triển chính trị và cho tiến bộ xã hội sau này.

Viết bình luận