Soạn bài: Bài 24 - Hành động nói (tiếp theo)

I. CÁCH THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG NÓI

1. Đánh số thứ tự trước mỗi câu trần thuật sau:

(1) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. (2) Có khi được... dễ thấy. (3) Nhưng cũng có khi... trong hòm. (4) Bổn phận của chúng ta... trưng bày. (5) Nghĩa là... công việc kháng chiến.

Xác định mục đích nói bằng cách đánh dấu (+) vào ô thích hợp (-) vào ô không thích hợp:

Câu 1 2 3 4 5
Mục đích

 

 

 

 

 

Hỏi

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

Trình bày

(+)

(+)

(+)

(-)

(-)

Điều khiển

(-)

(-)

(-)

(+)

(+)

Hứa hẹn

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

Bộc lộ cảm xúc

(-)

(-)

(-)

(-)

(-)

2. Dựa theo cách tổng hợp kết quả ở bài tập trên, hãy lập bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật với những kiểu hành động nói mà em đã biết. Cho ví dụ minh họa.

Kiểu câu

Kiểu hành động nói

Ví dụ

Nghi
vấn

Kiểu hành động nói để hỏi

- Bạn đã làm xong các bài tập chưa'?

Cầu
khiến

Kiểu hành động nói để điều khiển

- Con ra vườn hái cho mẹ một ít rau mồng tơi.

Cảm
thán

Kiểu hành động nói để bộc lộ cảm xúc

- Hoan hô! Bà ngoại lên chơi, con thấy vui quá mẹ ơi!

Trần
thuật

Kiểu hành động nói để trình bày, hứa hẹn

- Cuốn truyện này hay thật.

- Chiều chủ nhật, tớ sẽ cùng cậu đi đá bóng.

II. LUYỆN TẬP

1. Tìm các câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ. Hãy nêu tác dụng của chúng. Vị trí của mỗi câu có liên quan gì đến mục đích nói của nó?

Trả lời :

“Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ... đời nào không có”. Câu này
đứng ở gần cuố đoạn dùng để khẳng định thêm vấn đề đang nói tới.

“Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?”. Câu này đứng ở cuối đoạn văn dùng để khẳng định những cảnh đau thương tan vỡ khi nước mất nhà tan đã nói ở trên.

“Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?” Câu này đứng ở cuối đoạn văn dùng để khẳng định niềm vinh hạnh khi chiến thắng.

“Vì sao vậy?”. Câu này đứng ở đầu đoạn cuối dùng để lôi kéo sự chú ý của tướng sĩ vào các lời lí giải tiếp theo.

2. Tìm các câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích của Hồ Chủ tịch và nêu tác dụng của chúng trong việc động viên quần chúng:

a) Cả bốn câu trong phần a đều là câu trần thuật có mục đích cầu khiến. Hình thức diễn đạt ấy làm cho lời của Bác trở nên gần gũi với quần chúng nhân dân và mỗi người đều thấy điều Bác nói chính là nhiệm vụ của mình.

b) Câu “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là... sự nghiệp cách mạng thế giới” là câu trần thuật có mục đích cầu khiến.

Hình thức diễn đạt này làm cho ai cũng thấy nguyện vọng thiết tha của Bác cũng chính là nguyện vọng của toàn dân.

3. Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?

Trả lời: Sau đây là các câu có mục đích cầu khiến:

Lời Dế Choắt: “Song anh có cho phép em mới dám nói”.

“Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách... em chạy sang...”

Lời Dế Mèn: “Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào”.

“Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi”.

Qua các câu này, ta thấy rõ quan hệ và tính cách của hai nhân vật: Dế Choắt gầy gò, ốm yếu nên luôn tỏ vẻ nể nang, sợ hãi Dế Mèn. Dế Mèn thì khỏe mạnh, tráng kiện nên luôn kiêu căng tỏ vẻ bề trên.

Quan hệ giữa đôi bạn này là không bình đẳng.

4. Trong năm cách hỏi đường đã nêu, ta nên chọn các cách:

a) Bác có biết bưu điện ở đâu không ạ?

b) Bác làm ơn chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu ạ?

c) Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?

Trong ba cách này thì cách b và e là tỏ vẻ lịch sự, lễ phép hơn cả. Còn các cách c và d là cách nói trống không, thiếu lễ độ, không nên dùng.

5. Trong quán ăn, khi có người nhờ đưa lọ đựng gia vị một cách lịch sự, thì cũng nên trả lời một cách lịch sự: “Mời anh” hoặc “Xin mời anh”.

Viết bình luận