Soạn bài: Bài 20 - Câu cầu khiến

I. ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG

1. Trả lời các câu hỏi

a) Câu cầu khiến: “Thôi đừng lo lắng” -> trong câu có từ thôi đừng tỏ ý khuyên bảo.

b) Câu cầu khiến: “Cứ về đi” -> trong câu có từ cứ đi tỏ ý giục giã.

c) Câu cầu khiến: “Đi thôi con” -> trong câu có từ đi thôi tỏ ý nhắc nhở, đề nghị, khuyên nhủ.

2. Trả lời câu hỏi

Trong câu a, hai tiếng “mở cửa” được nói để trình bày rõ công việc đang làm; ta cần đọc với giọng bình thường.

Trong câu b, hai tiếng “mở cửa” là lời gọi cửa hoặc nài nỉ, hoặc thúc giục, hoặc ra lệnh phải mở cửa, ta cần đọc bằng giọng điệu thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.

II. LUYỆN TẬP

1. Xét các câu sau và trả lời câu hỏi:

- Các từ “hãy” (có ở câu a), “đi” (có ở câu b), “đừng” (có ở câu c) là các dấu hiệu của câu cầu khiến.

- Ở câu a, chủ ngữ bị lược bỏ. (Đây là lời của người trên nói với người dưới có ý bảo ban hoặc ra lệnh).

- Ở câu b, chủ ngữ là “ông giáo”. (Đây là lời nói tỏ ý tôn trọng người đương nghe).

- Ở câu c, chủ ngữ là chúng ta. (Đây là lời bàn bạc bình thường).

- Thử thêm, bớt hoặc thay đổi hình thức chủ ngữ của các câu trên:

a) “Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương”. Ý nghĩa của câu không đổi mà lời yêu cầu trở nên gần gũi thân thương hơn.

b) “Hút trước đi”. Ý cầu khiến của câu sẽ mạnh hơn và cách nói này có vẻ sỗ sàng, trịch thượng hơn.

c) “Này, các cậu đừng làm gì nữa, xem lão Miệng có sống được không?” Trong trường hợp đổi chủ ngữ, chúng ta thành các cậu thì người nói đã đứng ở ngoài nhóm, không tham gia vào chuyện “đừng làm gì nữa”. Như vậy là ý nghĩa của câu đã có thay đổi.

2. Trả lời câu hỏi:

a) Câu cầu khiến: “Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi!”

b) Câu cầu khiến: “Các em đừng khóc!”

c) Câu cầu khiến: “Đưa tay cho tôi mau!”, “Cầm lấy tay tôi này!”.

Nhận xét: Sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa giữa các câu đó thể hiện ở chỗ: ở câu a, từ thôi được đặt ngay ở đầu câu tỏ ra ra lệnh một cách gay gắt. Ở câu b, từ đừng được đặt ở giữa câu tỏ ý khuyên nhủ một cách nhẹ nhàng, ở câu c, các từ đưamau đặt ở đầu câu và cuối câu tỏ ý khẩn trương, cấp bách, ở câu c, từ cầmnày đặt ở đầu câu và cuối câu tỏ ý đề nghị một cách bình thường.

3. So sánh hình thức và ý nghĩa hai câu đã cho:

Câu a lược bỏ chủ ngữ. Câu b có chủ ngữ thầy em.

Trong hai câu này nên dùng chủ ngữ thầy em (như ở câu b) để tỏ thái độ dịu nhẹ, ân cần.

4. Trả lời câu hỏi:

Dế Choắt nói với Dế Mèn câu đã nêu nhằm mục đích nhờ vả. Tô Hoài không viết: “Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh!” vì câu này có ý như bắt buộc người nghe phải thực hiện công việc. Tô Hoài càng không thể viết: “Đào ngay giúp em một cái ngách!” vì câu này đã có tính chất ra lệnh không còn là một lời van xin đề nghị mà Dế Choắt là kẻ ốm yếu, bệnh hoạn chỉ có thể năn nỉ van xin Dế Mèn. Hai tiếng “hay là” tỏ ý rụt rè, do dự, ngần ngại khi đưa ra lời đề nghị.

5. Trả lời câu hỏi

Câu “Đi đi con!” ở đoạn này và câu “Đi thôi con” ở mục I.l.b. (trang 30) SGK Ngữ vãn 8 tập hai không thể thay thế cho nhau được vì câu “Đi đi con” là lời khích lệ để đứa con can đảm, mạnh dạn bước vào lớp học; còn câu “Đi thôi con” là lời nói vừa giục giã vừa an ủi.

Viết bình luận