Soạn bài: Tuần 18 - Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

C

A

A

C

B

B

B

B

C

B

D

A

PHẦN TỰ LUẬN

Đề 1

1. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Gợi ý:

Ngày 19 - 8 - 1945, chính quyền ở Thủ đô Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26 - 8 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng ở Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng vạn đồng bào tuyên bố chấm dứt chế độ thuộc địa phong kiến ở nước ta và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc.

2. Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Gợi ý:

- Bố cục chặt chẽ:

+ Phần một (từ đầu đến "Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được"): tác giả đưa ra tiền đề lí thuyết của bản tuyên ngôn làm cơ sở cho các luận điểm, các lập luận của mình.

+ Phần hai (từ câu tiếp theo đến "Dân tộc đó phải được độc lập !"): tác giả tố cáo thực dân Pháp "lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta". Hồ Chí Minh tóm tắt và ngợi ca cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp, đuổi Nhật và khẳng định quyền được hưởng độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.

+ Phần ba (đoạn còn lại): tuyên bố nền độc lập, tự do của nước Việt Nam và khẳng định cả dân tộc Việt Nam quyết đem tinh thần và lực lương, tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do, độc lập ấy.

- Hệ thống luận điểm rõ ràng, được sắp xếp một cách lô gích:

+ Dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lậpTuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Mĩ và Pháp.

+ Bác bỏ các luận điểm "khai hoá", "bảo hộ" của thực dân Pháp.

+ Khẳng nhận vai trò của Đồng minh và chỉ rõ tính chất phi nhân đạo của thực dân Pháp đồng thời khẳng định tính chất chính nghĩa và nhân đạo của nhân dân ta.

+ Lời tuyên bố độc lập và khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ nền tự do, độc lập của nhân dân ta.

Hệ thống và trình tự lập luận của Tuyên ngôn Độc lập rất chặt chẽ, sắc sảo, có lí có tình, vì thế mà giàu sức thuyết phục.

Đề 2

1. Giới thiệu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

Gợi ý

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:

"Tây Tiến là một đơn vị thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Lào - Việt và đánh tiêu hao lực lượng quân đội thực dân Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của Tây Tiến khá rộng: từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về phía tây Thanh Hoá. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, lao động chân tay cũng lắm, trí thức cũng nhiều...

Đoàn binh Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về Hoà Bình thành lập Trung đoàn 52. Đại đội trưởng Quang Dũng ở đó đến cuối năm 1948, rồi được chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa lâu, ngồi ở Phù Lưu Chanh (một làng thuộc huyện úng Hoà, Hà Nội - N.V.T), anh viết bài thơ bồi hồi Nhớ Tây Tiến" (theo nhà thơ Trần Lê Văn).

Bài thơ là những kí ức của Quang Dũng về đơn vị cũ. Ban đầu nó có tên là Nhớ Tây Tiến, sau đổi thành Tủy Tiến.

- Giá trị cơ bản của tác phẩm:

+ Tây Tiến là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên hoang vu, kì thú, hấp dẫn của thiên nhiên miền Tây, đồng thời là bản hùng ca về phẩm chất anh hùng và tinh thần yêu nước của các chiến sĩ trong đoàn binh Tây Tiến.

+ Bài thơ kết hợp hài hoà hai bút pháp hiện thực và lãng mạn. Cái hùng vĩ gắn với cái thơ mộng tạo nên một cái nhìn riêng của hồn thơ lãng mạn Quang Dũng trước núi rừng và con người miền Tây. Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi hùng đã tạo nên tính sử thi đặc biệt cho bài thơ.

2. Đồng cảm và sẻ chia trong xã hội ta ngày nay.

Gợi ý:

- Giải thích: đồng cảm và sẻ chia là gì? (Hiểu được những tình cảm, cảm xúc của người khác và san sẻ cảm xúc, suy nghĩ của mình với mọi người)

- Trong cuộc sống, đồng cảm và sẻ chia có cần thiết không?

+ Rất cần thiết vì trong xã hội có rất nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn (những người nghèo, những trẻ em lang thang cơ nhỡ, những người nhiễm chất độc da cam,...).

+ Đồng cảm, sẻ chia sẽ nâng đỡ con người vươn lên để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Thực tế trong xã hội ta mọi người đã biết đồng cảm và sẻ chia chưa?

+ Đại bộ phận nhân dân đã biết đồng cảm và sẻ chia: những hoạt động từ thiện được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân (nêu ví dụ).

+ Trong nhà trường, học sinh đã và đang được giáo dục tinh thần đồng cảm và sẻ chia với người khác.

- Liên hệ: người học sinh cần rèn luyện cho mình những tình cảm cao thượng như sự đồng cảm và sẻ chia (trước hết là với người thân, bạn bè; sau đó là với những người xung quanh và với xã hội).

Viết bình luận