Soạn bài: Từ Hán Việt (tiếp theo)

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Sử dụng từ Hán Việt

Khi tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,... thì việc mượn từ Hán Việt để sử dụng là cần thiết và trong những trường hợp này, việc dùng từ Hán Việt thường ít thể hiện sắc thái biểu cảm. Ngược lại, trong những trường hợp mà tiếng Việt đã có những từ ngữ tương đương, việc dùng từ Hán Việt sẽ tạo nên những sắc thái nghĩa khác biệt nhất định so với việc dùng tiếng Việt. Ví dụ :

a) Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính. Ví dụ :

- Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

- Đến dự buổi chiêu đãi có ngài đại sứ và phu nhân.

b) Tạo sắc thái trang nhã, tránh cảm giác thô tục, ghê sợ. Ví dụ :

- Bác sĩ đang khám nghiệm tử thi.

- Lúc lâm chung ông cụ còn dặn dò con cháu phải thương yêu nhau.

c) Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa. Ví dụ :

- Ôi ! Thưa đức bà, xin đức bà vả hoàng thượng soi xét cho, thẩn thiếp tủi phận vô cùng, vì con trai của thần thiếp không có cha, phải khai họ mẹ để vào trường thi. (Nguyễn Đức Hiền)

2. Cần sử dung từ Hán Việt hơp lí

Việc dùng từ Hán Việt đúng lúc, đúng chỗ sẽ tạo được những sắc thái biểu cảm nhất định như các em vừa thây qua một số ví dụ nêu trên. Tuy vậy, việc lạm dụng các từ Hán Việt sẽ khiến cho người nghe, người đọc khó chịu và lời văn trở nên thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp của xã hội hiện nay. Ví dụ :

* anh em - huynh đệ

- Nên dùng :

Chúng tôi sống như anh em trong một gia đình.

- Không nên dùng :

Chúng tôi sống như huynh đệ trong một gia đình.

* mẹ - thân mẫu

- Nên dùng :

Mẹ tôi năm nay đã 50 tuổi.

- Không nên dùng :

Thần mâu tôi năm nay đã 50 tuổi.

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập đưa ra những cặp từ đồng nghĩa Việt - Hán Việt, Để điền chính xác những từ này, các em cần dựa vào nội dung của cả câu. Điều đáng chú ý là các từ Hán Việt thường được sử dụng trong cách nói :

- Trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.

- Trang nhã, tránh cảm giác thô tục, ghê sợ.

- Cổ xưa, phù hợp với bầu không khí xã hội đã lui vào dĩ vãng.

Dựa vào những gợi ý này, các em sẽ có được quyết định chính xác về việc lựa chọn từ.

Có thể điền như sau :

* thân mâu - mẹ

- Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

(sắc thái : gần gũi, thản thương)

- Nhà máy dệt kim Vinh mang tên Hoàng Thị Loan - thân mâu Chủ tịch Hồ Chí Minh.

(sắc thái: tôn kính)

* phu nhân - vợ

- Tham dự buổi chiêu đãi có ngài đại sứ và phu nhân.

(sắc thái: trang trọng)

- Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn.

(sắc thái: gần gũi, đời thường)

* lâm chung - sắp chết

- Con chim sắp chết thì tiếng kêu thương,

Con người sắp chết thì lời nói phải.

(sắc thái: đời thường)

- Lúc lâm chung ông cụ còn dặn dò con cháu phải thương yêu nhau.

(sắc thái: trảnh cảm giác đau buồn)

* giáo huấn - dạy bảo

- Mọi cán bộ đều phải thực hiện lời giáo huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh : cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

(sắc thái: tôn kính, trang nghiêm)

- Con cái cần phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ.

(sắc thái: gần gũi)

2. Người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí vì:

- Từ Hán Việt thường mang sắc thái trang trọng, tôn nghiêm.

- Do thói quen đã có từ lâu đời trong nhân dân. Ví dụ :

a) Đặt tên con :

- Thường đặt: Trần Văn Mạnh, Vũ Văn Đại, Trần Thanh Minh

b) Đặt tên địa lí

- Thường đặt: Hắc Hải, cửu Long, Trường Sơn

3. Những từ ngữ Hán Việt gợi sắc thái cổ xưa được in nghiêng đậm trong đoạn trích dưới đây :

Lúc bấy giờ Triệu Đà làm chúa đất Nam Hải. Mấy lần Đả đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì An Dương Vương có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều, nên Đà đảnh cố thủ đợi cơ hội khác. Triệu Đà thấy dùng binh không lợi, bèn xin giảng hoà với An Dương Vương, và sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu thân, nhưng chú ý tìm cách phá chiếc nỏ thần.

Trong những ngày đi lại để kết tình hoà hiếu, Trọng Thuỷ gặp được Mị Châu, một thiếu nữ mày ngài mắt phượng, nhan sắc tuyêt trần, con gái yêu của An Dương Vương. (Theo Vũ Ngọc Phan)

4. Nhận xét về cách dùng từ Hán Việt.

- Em đi xa nhớ bảo vệ sức khoẻ nhé !

Từ bảo vệ mang sắc thái trang trọng. Vì thế dùng trong hoàn cảnh một lời dặn dò mang tính chất thân mật, gần gũi, đời thường này là chưa phù hợp.

Nên thay bằng từ giữ gìn hoặc giữ.

- Đồ vật làm bằng gỗ tốt thì sử dụng được lâu dài. Còn những đồ làm bằng gỗ xấu dù lảm rất cầu kì, mĩ lệ thì cũng chỉ dùng được trong một thời gian ngắn.

Từ mĩ lệ dùng sai vì từ này thường dùng để chỉ phong cảnh đẹp, mà không dùng để chỉ vật đẹp.

Nên thay bằng từ đẹp hoặc đẹp đẽ.

Viết bình luận