Soạn bài: Sau phút chia li (trích Chinh phụ ngâm khúc)

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Hoàn cảnh sáng tác

a) Chinh phụ ngâm khúc: Theo tác giả Hoàng Xuân Hãn, Chinh phụ ngâm khúc được sáng tác vào khoảng 1741 - 1742 nhưng cần phải mở rộng mốc thời gian ra cả nửa đầu thế kỉ XVIII, thời mà Đặng Trần Côn đang sống. Đất nước vắng bóng ngoại xâm nhưng các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tục (vào các năm 1737,1739,1740). Để đối phó, triều đình phong kiến ra sức đàn áp, bắt nhân dân phải đăng lính, phu phen tạp dịch rất khôn khổ, bao gia đình lâm vào cảnh tan tác, chia lìa. Phan Huy Chú viết : "Chinh phụ ngâm, 1 quyển. Hương cống Đặng Trần Côn soạn. Vì đầu đời cảnh Hưng có việc binh đao, cảnh biệt li của người đi chinh thú khiến ông cảm xúc mà làm"(1). Như vậy, cần thây rõ rằng, cuộc chiến tranh được nói đến ở đây là chiến tranh phi nghĩa, do giai cấp thống trị gây ra để đàn áp trở lại nông dân. Những cuộc chiến tranh giữ nước, chống giặc ngoại xâm không tạo nên tâm trạng này

b) Bánh trôi nước : Vào khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, văn học Việt Nam xuất hiện một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa với hai nội dung chủ yếu:

- Phê phán những thế lực phong kiến chà đạp con người.

- Đề cao con người, đề cao cuộc sống trần tục.

Trong xã hội phong kiến, nạn nhân lớn nhất của những lề luật, những quan niệm hà khắc và nghiệt ngã chính là người phu nữ. Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa đặt ra vấn đề giải phóng con người cũng đồng thời cất lên tiếng nói bênh vực người phụ nữ, mang lại cho họ quyền sống, quyền bình đẳng và quyền được hưởng hạnh phúc. Có lẽ không ai hiểu nỗi khổ cực của phụ nữ bằng chính phụ nữ nên trào lưu nhân đạo chủ nghĩa thời kì này đã sản sinh ra một tài năng đặc biệt, đó là nữ sĩ họ Hồ, "thơ bà trước hết là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ. Không phải là người phụ nữ lầu son gác tía, chinh phụ hay cung tần, mà là người phụ nữ bình thường, người phụ nữ lao động có nhiều nỗi bất hạnh trong cuộc sông. Có thể nói, ngoài văn học dân gian, Hồ Xuân Hương là nhà thơ đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc đã đem đến cho thơ văn tiếng nói của những người phụ nữ ấy : những tiếng than và những tiếng thét, những tiếng căm hờn và những tiếng châm biếm sâu cay

2. Thể thơ

Thể ngâm khúc: một thể loại thơ ca do người Việt Nam sáng tạo ra, hầu như chỉ để diễn tả những tâm trạng sầu bi dằng dặc của con người vôn rất phô biến trong thời trung đại, khi các triều đại phong kiến lâm vào tình trạng mâu thuẫn, khủng hoảng thường gây ra muôn vàn nỗi khổ cực cho nhân dân. Tiêu biểu cho thể loại này của văn học trung đại Việt Nam có hai tác phẩm lớn : Chinh phụ ngâm khúc của. Đặng Trần Côn và Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều.

Ở dạng tiêu biểu nhất, thể ngâm khúc được sáng tạo dưới dạng thơ song thất lục bát, có sự kế thừa và phát triển từ thể thất ngôn (bát cú hoặc tứ tuyệt) Đường luật và thể thơ lục bát trong ca dao :

- Mỗi khổ thơ song thất lục bát gồm bốn dòng. Hai dòng đầu, mỗi dòng 7 tiếng (song thất), hai dòng sau là 6/ 8 (lục bát). Số lượng khổ thơ không hạn định.

- Nhịp của thơ thất ngôn Đường luật là 4/ 3 trong khi nhịp của câu song thất là 3/ 4. Vần trong câu thất ngôn thường đặt ở cuối trong khi vần của câu song thất lại gần giống với vần chân trong thơ lục bát, chữ cuối cùng của câu 7 trên hiệp vần với chữ thứ 5 của câu 7 dưới và đều là vần trắc. Chữ cuối của câu 7 dưới lại hiệp vần với chữ cuối của câu 6 và đều là vần bằng. Khổ sau tiếp nối khổ trước bằng cách hiệp vần giữa chữ cuối của câu bát khổ trước với chữ thứ 5 của câu 7 đầu tiên của khổ tiếp theo và cũng là vần bằng. Hai câu lục bát của thể thơ này cũng có hình thức như thể thơ lục bát bình thường.

II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

SAU PHÚT CHIA LI

1. Về thể thơ (xem phần "Kiến thức cơ bản cần nắm vững").

2. Bốn câu thơ đầu đã diễn tả cảnh chia li thật tài tình. Đổi với người phụ nữ đưa tiễn chồng, có lẽ hiện thực đáng sợ nhất chính là sự lìa xa. Phép đối được sử dụng xoáy đúng vào điểm nhạy cảm nhất ấy : Chàng thỉ đi - Thiếp thì về. Xét về phương hướng, đivề ở hai phía đối lập. Sự chia lìa đã thành hiện thực khắc nghiệt, không thể níu kéo lại được. Bởi người phụ nữ còn đoái trông theo mãi nên các hĩnh ảnh mây biếc, núi xanh đã gợi lên khoảng cách ngàn trùng vời vợi giữa hai người.

3. Các địa danh Hàm Dương, Tiêu Tương trong bài đều mang tính ước lệ nên khi sử dụng để chỉ khoảng cách giữa người chinh phụ với chồng đã không mang nghĩa xác định một khoảng cách thực, trái lại, càng làm cho khoảng cách ấy trở nên mơ hồ, không thể đo đếm được. Bởi vậy nên ở hai câu lục bát, người chinh phụ cứ hỏi đi hỏi lại :

Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mây trùng.

Các phép đốì, phép lặp từ, đảo từ đều có hàm ý diễn tả hình ảnh người chinh phụ đau đáu ngóng chồng, hầu như thế giới chỉ còn thu gọn lại ở hai địa danh : Tiêu Tương - Hàm Dương ; Hàm Dương - Tiêu Tương.

Người chinh phụ yêu chồng nên hình dung rõ cảnh chồng cũng đang ngóng về mình như thế nào : chàng ngảnh lại - thiếp trông sang. Tâm hồn hai người rất gần gũi, sự xa cách ở đây là xa cách về không gian vật chất nên càng làm cho tình cảnh xót xa hơn.

4. Nếu như trong bốn câu thơ trên, giữa người chinh phụ và chồng còn có một khoảng cách dẫu rất mơ hồ (Tiêu Tương - Hàm Dương) thì đến bôn câu cuối cùng, giữa hai người đã là một ngàn dâu thăm thảm. Hình ảnh ngàn dâu được lặp đi lặp lại trong bài là cách diễn đạt, sử dụng từ ngữ hết sức tài tình :

xanh xanh... ngàn dâu

ngàn dâu xanh ngắt

Người chinh phu đã đi rất xa, xa đến mức khi cùng trông lại chỉ thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. Chàng ngảnh lại, thiếp trông sang chỉ còn thấy một màu xanh mơ hồ, huyền ảo. Đau đáu trông theo nữa thì màu xanh xanh đã thành xanh ngắt, màu xanh choán hết không gian, lâp đầy tâm trí.

Câu hỏi tu từ cuối đoạn thơ đã cực tả nỗi sầu muộn của người chinh phụ. Khoảng cách đã thành không cùng và nỗi xót xa, thương nhớ đã lên đến đỉnh điểm.

5. Các điệp ngữ trong đoạn thơ : Tiêu Tương - Hàm Dương ; cùng - cùng ; ngàn dâu - ngàn dâu; xanh xanh - xanh ngắt. Các điệp ngữ này trước hết diễn tả hình ảnh người chinh phụ đang khắc khoải ngóng chồng nhưng chủ yếu là để khắc hoạ khoảng cách xa xăm vời vợi giữa hai người.

6. Đoạn thơ có cách sử dụng ngôn từ điêu luyện - đặc biệt là cách dùng điệp ngữ hết sức tài tình, đã diễn tả một cách vô cùng sinh động và tinh tế tâm sự nhớ nhung, đau xót tột cùng của người chinh phụ khi xa chồng. Đoạn thơ một mặt ngầm lên án các cuộc chiến tranh phi nghĩa do giai câp thống trị tiến hành, đẩy nhân dân vào cảnh lầm than, khổ cực ; bên canh đó còn thể hiện niềm khát khao hanh phúc của người phụ nữ xưa.

III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Các từ ngữ chỉ màu xanh trong đoạn thơ : (mây) biếc, (núi) xanh, xanh xanh, xanh ngắt. Hai từ biếc, xanh trong khổ thơ thứ nhất gắn với những sự vật cụ thể (mây, núi) tuy có gợi lên một không gian xa cách nhưng vẫn tương đối xác định. Hai từ xanh xanh xanh ngắt trong khổ thơ cuối dường như đã bao trùm lên các sự vật cụ thể ấy, diễn tả một không gian mênh mông, xa vợi, thăm thắm trong nỗi nhớ, nỗi khát khao cháy bỏng của người chinh phụ.

Viết bình luận