Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Văn biểu cảm là loại văn bản mà trong đó tác giả (người viết) sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và hình ảnh thực tế để biểu đạt tư tưởng, tình cảm chủ quan của mình nhằm khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc

Phương tiện ngôn ngữ dùng để biểu đạt trong văn biểu cảm bao gồm: từ ngữ, hình thức câu văn, vần điệu, cách ngắt nhịp, biện pháo tu từ

Các hình ảnh dùng để biểu đạt trong văn biểu cảm được lấy từ thực tế như: phong cảnh, con người, sự vật...

2. Có hai phươmg thức biểu cảm:

- Biểu cảm trực tiếp là phương thức trữ tình bộc lộ những cảm xúc của người viết bằng những từ ngữ trong quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp gợi ra tình cảm ấy bằng những lời hỏi, lời than.

- Biểu cảm gián tiếp là cách biểu hiện tình cảm, cảm xúc thông qua việc miêu tả một phong cảnh, kể một câu chuyện gơi ra một suy nghĩ, liên tưởng nào đó mà không gọi thẳng cảm xúc ấy ra.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Nhu cầu biểu cảm của con người

- Thương thay con cuốc giữa trời

Dẫu kêu ra máu có người nào nghe

Câu ca dao thể hirnj nỗi cảm thương đói với công sức của con cuốc, cũng có thể hiểu là sự ẩn dụ về nỗi cảm thương đói với tình cảnh vô vọng của con người.

- Đứng bên bi, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Câu ca dao thổ lộ tâm trạng băn khoăn của người con gái trước muôn nẻo đường đời

Người ta thường thổ lộ để biểu hiện cho người khác thây được tình cảm của mình hoặc tìm ở người khác sự sẻ chia, tri âm, đồng điệu.

Có thể làm văn biểu cảm khi có nhu cầu bộc lộ tâm trạng, tình cảm, cảm xúc riêng tư của mình về một đối tượng nào đó (thiên nhiên, con người, xã hội,...).

Trong thư từ gửi cho người thân hay bạn bè, có thể biểu lộ tình cảm.

2. Đăc điểm chung của văn biểu cảm

Đọc hai đoạn văn (trang 72 SGK) :

Đoạn văn (1) trực tiếp biểu hiện nỗi nhớ thông qua việc nhắc lại một số kỉ niệm. Đây là cách biểu cảm thường thấy trong thư từ, nhật kí. Đoạn văn (2) thê hiện tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương, đất nước.

Cả hai đoạn văn đều khác tự sự và miêu tả thông thường. Nó chưa có nội dung thật hoàn chỉnh, song đều thể hiện rõ tình cảm và tâm trạng của người viết.

b) Hai đoạn văn cho thấy : tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Điều đó đúng, bởi nếu không phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn thì không đạt mục đích biêu cảm thưc sư.

c) Phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở hai đoạn văn trên có những đặc điểm sau :

- Đoạn (1) thuộc dạng biểu cảm trực tiếp (nói về những kỉ niệm nhớ thương với bạn).

- Đoạn (2) thuộc dạng biểu cảm gián tiếp (tác giả thông qua việc miêu tả tiếng hát của cô gái trong đêm khuya).

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Trong hai đoạn văn ở SGK hang 73 - 74, đoạn (b) là văn biểu cảm vì nội dung của đoạn thê hiện tình cảm yêu thích vẻ đẹp dân dã, sức sống tiềm tàng và khoẻ khoắn của hoa hải đường.

Cả hai đoạn văn đều nói về hoa hải đường, nhưng đoạn (a) sử dụng các yếu tố miêu tả chính xác về đặc điểm của hoa hải đường ; còn đoạn (b) sử dụng yếu tố tưởng tượng và lời văn khơi gợi : "Hoa hải đường rạng rỡ, nồng nàn nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền".

2. Cả hai bài thơ Sông núi nước NamPhò giá về kính đều là văn biểu cảm dạng trực tiếp. Nội dung biểu cảm trong bài Sông núi nước Nam thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước mọi kẻ thù xâm lược. Nội dung biêu cảm trong bài Phò giá về kinh thể hiện niềm kiêu hãnh trước hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

3. Một số bài văn, bài thơ biểu cảm (trữ tình) hay : Khăn thương nhớ ai (ca dao), cảm hoải (Đặng Dung), Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến), Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), Trảng giang (Huy Cận), Đường chúng ta đi (Nguyễn Trung Thành)...

4. Một số đoạn văn xuôi biểu cảm :

a) "... Hồi bé, đã bao lần tôi thả hồn tưởng tượng về những làng quê trong truyện đọc, nhưng chưa từng gặp một ngôi làng như nơi mình đang sống. Mười bảy tuổi, lên tàu Thông Nhất vào Nam, đến với miệt vườn sông nước ; và sau này đi thực tế viết văn, làm báo, có dịp đến nhiều nơi nhưng tôi vẫn không thấy ở đâu giống ngôi làng thân thiết ấy! ...

Làng tôi chẳng giống một làng nào bởi nó được ấp iu riêng trong kỉ niệm. Làng gần gũi, thiêng liêng và gợi nhớ như nỗi nôn nao mỗi mùa thu nghe tiếng trống tựu trường, như cái giỏ tre thũng thẵng bên hông bà ngoại trên đồng, như hương vị miếng trầu bà nội bỏm bẻm chiều nào bên chiếc chõng.

Thì ra, thời gian có thể làm phôi phai nhiều thứ, những kỉ niệm ấu thơ chẳng bao giờ phai nhạt. Phải chăng vì thế mà người ta có thể có những quê hương thứ hai nhưng cũng chỉ có một quê hương thứ nhất".

(Nguyễn Trọng Hoàn, Quê hương thời thơ ấu,

báo Giáo dục và thời đại, tháng 8 -1985)

b) "... Chợt nhớ thuở nào Bữa em di hoa sứ nở tím cảnh. Trời đầu tháng nắng hanh vầng ngõ phố'. Cờ phấp phới, ngọn gió hồng như lửa. Áo trăm màu đưa tiễn dưới me xanh...

Ngọn gió tháng Tư, ngọn gió của đất trời chiều nay sao mát lành đến lạ ! Mới đó mà đã hai mươi tám năm ; hai mươi tám mùa nắng gió, hai mươi tám mùa phượng rực hồng...

Giọt nắng và ngọn gió của ngày nào còn vương vân đâu đây. Ta về thăm má trong một chiều gió lộng, đầy ắp nắng vàng, đầy ắp những kỉ niệm khó quên !

Ta về cùng tháng Tư lịch sử, về cùng ngọn gió mát lành của hai mươi tám mùa thắm yêu thương.

Ta làm sao quên được "ngọn gió của năm tháng hào hùng lộng thổi mãi với lòng người, và với thời gian".

(Lê Đức Đồng, nắng Tư và gió,

báo Giáo dục và thời đại, tháng 5 - 2003)

Viết bình luận