Soạn bài: Số phận con người (trích)

GỢI Ý ĐỌC - HIỂU

Câu 1

Tóm lược tác phẩm: An-đrây Xô-cô-lốp, một chiến sĩ Hồng quân Liên Xô đã tham gia chiến đấu chống phát xít trong Thế chiến thứ hai và đã phải gánh chịu nhiều tổn thất lớn: anh bị thương, bị địch bắt, vợ và hai con gái bị bom chết, con trai còn lại cũng hi sinh nốt vào đúng ngày chiến thắng. Trở lại cuộc sống đời thường dân sự, gặp Va-ni-a hoàn cảnh đáng thương: mất gia đình vì chiến tranh; phải sống lang thang vất vưởng không nơi nương tựa, Xô-cô-lốp tự nhận là “bố” và đem đứa trẻ mồ côi tội nghiệp đó về nuôi dưỡng. Tưởng là hai tâm hồn cô đơn lạnh lẽo sưởi ấm cho nhau sống với nhau yên ấm. Nhưng Xô-cô-lốp không may trong một chuyên chở hàng thuê bị thu bằng lái xe. Thế là hai “bố' con” lại thất thều dắt nhau đi nơi khác kiếm sống. Đứa con vô tư nên vẫn hớn hở tung tăng quấn quýt lấy bố. Còn bố phải cố gượng mà che giấu bệnh tim và nỗi thống khổ vì những sự thật cay đắng.

An-đrây Xô-cô-lốp, nhân vật chính của truyện, có một cuộc đời bất hạnh. Sinh năm 1900, khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, anh nhập ngũ rồi bị thương và sau đó lại bị đọa đày trong trại tập trung của bọn phát xít. Sau khi chạy về với quân ta, bắt theo viên sĩ quan Đức, Xô-cô-lốp mới biết cả gia đình anh đã chết hết giữa năm 1942 chỉ còn một mình đứa con trai A-na-tô-li sống sót, cũng đã nhập ngũ và đang cùng bộ đội tiến đánh Berlin. Nhưng thật bất hạnh, đúng ngay ngày chiến thắng thì dứa con trai anh - đại úy pháo binh A-na-tô-li lại bị giặc bắn lén chết. Thê' là anh “đã chôn niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng trên đất người, đất Đức”, “trong người có cái gì đó vỡ tung ra” trở thành “người mất hồn”.

Chiến tranh kết thúc, Xô-cô-lốp giải ngũ xin làm lái xé cho một đội vận tải và ngẫu nhiên anh gặp chú bé Va-ni-a, bố' mẹ đều chết cả trong chiến tranh, không nơi nương tựa chú sống bơ vơ.

Câu 2

Đang khi buồn đau bế tắc, An-đrây Xô-cô-lốp đã gặp bé Va-ni-a cũng là một nạn nhân tội nghiệp của chiến tranh. Thằng bé chừng năm, sáu tuổi “rách bươm xơ mướp. Mặt mủi thì bê bết nước dưa hấu, lem luốc, bụi bặm bẩn như ma lem, đầu tóc rối bù, nhưng cặp mắt - cứ như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm”. Sự ngây thơ tội nghiệp, mồ côi không nơi tựa nương “ai cho gì thì ăn nấy”, “bạ dâu ngủ đó” của chú bé khiến An-drây Xô- cô-lốp xúc động xót thương và yêu mến và đã quyết định: “Không thể để cho mình với nó chìm nghỉm riêng rẽ được. Mình sẽ nhận nó lùm con!”

Tác giả tả niềm vui ấm áp bất chợt đến với cả hai: “Nó áp sát vào người tôi, toàn thân cứ run lên như ngọn cỏ trước gió. Còn mắt tôi thì cứ mờ đi, cả người cũng run lên, hai bàn tay lẩy bẩy”... Sức mạnh của tình yêu thương thật là kì diệu. Nó sưởi ấm hai trái tim cô đơn lạnh giá và đem lại cho cả hai niềm vui sống. An-đrây Xô-cô-lốp tâm sự: “Tôi thức giấc, thấy nó rúc vào nách tôi như con chim sẻ dưới mái rạ, ngáy khe khẽ, tôi thấy lòng vui không lời nào tả xiết”. “Đêm đêm khi nhìn nó ngủ, khi thì thơm mái tóc xù của nó, trái tim tôi đã bị suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ, nay trở nên êm dịu hơn”.

Điểm nhìn của tác giả cũng hoàn toàn trùng khớp với điểm nhìn của nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp: “Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh”. Cái chính ở đây là phải sắp xếp lại cuộc sống làm sao để trỏ em dược sung sướng hạnh phúc; phải chăm sóc hết lòng cho bao -nhiêu đứa trẻ bất hạnh vì chiến tranh.

Câu 3

Trong cuộc sống còn đầy những khó khăn thời hậu chiến, Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn của chính mình với một tinh trách nhiệm cao cả và một nghị lực phi thường. Anh vẫn phải lo kiếm kế sinh nhai. Đã vào tuổi 46, Xô-cô-lốp vẫn phải một mình xoay sở. Thật không đơn giản chút nào việc anh nhận bé Va-ni-a làm con. Đây là một công việc mới mẻ và đầy khó khăn: sự vụng về của người đàn ông phải nuôi dưỡng và chăm sóc cháu bé. Anh tâm sự: “Chỉ có mình tôi thì cần gì dâu?... nhưng thêm nó thì khác...”. Rồi đời thường với bao rủi ro lúc nào cũng có thề xảy ra đôi với người lái xe như anh. Chẳng hạn như chuyện xe ô tô của anh quệt phải con bò: "Con bò đứng dậy ve vẩy đùa rồi chạy vào ngõ hẻm, còn tôi thì bị tước bằng lái". Anh thuật lại với nụ cười hóm hỉnh với một dư vị chua chát. Bị tịch thu bằng lái là cuộc sông bị ảnh hưởng.

Anh lại phải ra di. Thế là hai bố con lại thất thểu dắt nhau tìm đến một nơi khác để kiếm sống.

May mà Xô-cô-lốp còn có chỗ dựa quan trọng là tình bạn, là tấm lòng của hai người bạn chiến đấu cùng đơn vị trước đây. Tình bạn cao cả đó đã sưởi ấm tâm hồn anh.

Xô-cô-lốp chân thành tâm sự: “trái tim tôi đã suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ”... “nhưng mà quả tim của tôi đã rệu rã lắm rồi, đến phải thay pít-tông thôi... Có khi tự nhiên nó nhói lên, thắt lại vì giữa ban ngày mà tô'i tăm mặt mũi. Tôi chỉ sợ lúc nào đó đang ngủ mà tôi chết luôn làm con trai tôi phải khiếp sợ”.

Nỗi đau vẫn không nguôi ám ảnh Xô-cô-lốp. Anh chịu đựng lặng thầm và tâm sự chân tình: “Và đây là một diều rất kì lạ: ban ngày bao giờ tôi cũng trấn tĩnh được, không hở ra một tiếng thở dài, một lời than vãn, nhưng ban đêm thức giác thì gối ướt đẫm nước mắt”. Xô-cô-lốp đã khóc trong giấc chiêm bao. Anh đã kiên cường nuốt thầm nước mát đề cho bé Va-ni-a không phải khóc.

Câu 4

Với kết cấu kiểu truyện lồng vào truyện, số phận con người có hai người kể chuyện: một là Xô-cô-lốp và hai là tác giả, người thuật lại câu chuyện của Xô-cô-lốp.

Người kể chuyện (tác giả, tạm coi như vậy) dựa theo giọng điệu, cách ăn nói, tính nết tâm trạng của Xô-cô-lốp mà trực tiếp thể hiện tính cách của nhân vật này. Người cựu chiến binh lái XG ăn nói bỗ bã, nhiều khẩu ngữ bình dân và thuật ngữ nghề nghiệp chả indy chốc, uống li rượu lử người, chìm nghỉm, tựớc bằng lái. Người đọc cũng thấy rõ khi kế cho tác giả nghe về cuộc đời đau khố của mình Xô-cô-lốp có thái độ tin cậy, cởi mở, hồn nhiên, bộc trực và dễ xúc động.

Người kể chuyện về Xô-cô-lốp tỏ rõ thiện cảm của mình đốii với “người khách lạ đã trở thành thân thiết này”. Nhà văn xúc động vô cùng trước số phận con người “với một nỗi buồn thấm thía tôi nhìn theo hai bố con”.

Đặc biệt thái độ của ông còn được đúc kết trong đoạn trữ tình ngoại đề ở cuổì truyện:

“Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ... Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiểt nghĩ rằng con người Nga đó, coh người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững dược vù sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lẽn sẽ có thể đương dầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên dường nếu như Tổ quốc kêu gọi”.

Qua đoạn trữ tình ngoại đề này, Xô-cô-lốp nói lời khâm phục và tỏ lòng tin tưởng ở tính cách Nga kiên cường. Khác hẳn lối tô hồng hiện thực và kết thúc “đại đoàn viên”, có hậu, nhà văn báo trước muôn vàn khó khăn chướng ngại mà con người cần phải chiến thắng trên đường vươn tới tương lai, hạnh phúc.

Câu 5

Qua đoạn trích này, Xô-cô-lốp thể hiện những suy nghĩ của mình về tính cách con người Nga, số phận của họ trong hiện tại và tương lai.

Nghĩ về tính cách con ngưòi Nga, “con người có ý chí kiên cường” và lòng nhân ái bao la, nhà văn đã bộc lộ một thái độ “vững tin mạnh mẽ”. Tự nhiên, tôi muốn nghĩ rằng cun người Nga dó là con người có ý chí kiên cường không gì bẻ gãy được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thế đương đầu với mọi thử thách... Với tác phẩm đặc sắc này Xô-cô-lốp ngợi ca sức mạnh tiềm ẩn và biết bao công hiến lặng thầm to lớn của cả một thế hệ những An-drây Xô-cô-lốp trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Khép lại tác phẩm là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội đối với mồi số phận cá nhân:

“Không, không phải những người đứng tuổi đã bạc đầu trong chiến tranh chỉ khóc trong chiêm bao đâu. Họ cũng khóc trong thực tại dấy. Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh”.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1

Cái mới của truyện ngắn Số phận con người trong việc miêu tả cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô:

- Dũng cảm, táo bạo nhìn thẳng vào sự thật khắc nghiệt của chiến tranh, đề cập đến số phận của con người sau chiến tranh. Theo tác giả: “Nói với bạn đọc một cách trung thực, nói cho mọi người biết sự thật, đôi khi khắc nghiệt nhưng bao giờ cũng táo bạo là để củng cố trong lòng người niềm tin ở tương lai, tin ở sức mạnh của mình có khả năng xây dựng tương lai đó”.

- Với một dung lượng không lớn, Số phận con người đã khám phá chiều sâu những chiến công hiển hách của nhàn dân Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ dại. Hai mươi lăm triệu người Liên Xô đã anh dũng hi sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước và nhân loại khỏi thảm họa diệt chủng của bọn phát xít.

Bài tập 2

Bằng trí tưởng tượng của mình, học sinh viết một đoạn văn nói về cuộc sống tương lai của hai bô' con An-đrây Xô-cô-lốp.

Viết bình luận