Soạn bài: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI

1. Là ngôn ngữ âm thanh, lời nói trong giao tiếp tự nhiên hằng ngày diễn ra tức thời, mau lẹ, ít có điều kiện lựa chọn gọt giũa.

2. Rất đa dạng về ngữ điệu. Ngoài ra, ngôn ngữ nói còn có sự phối hợp âm thanh, giọng điệu và phương tiện bổ trợ như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ... của người nói.

3. Trong ngôn ngữ nói, từ ngữ được sử dụng khá đa dạng với khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ, trợ từ thán từ... Câu cũng được sử dụng đa dạng không kém.

Cần phân biệt nói và đọc (thành tiếng) một văn bản.

II. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VIẾT

1. Được tiếp nhận bằng thị giác, cả người đọc người viết phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, các quy cách tổ chức văn bản. Ngôn ngữ viết có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn và gọt giũa.

2. Được sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, của các kí hiệu văn tự, hình ảnh minh họa, bảng biểu sơ đồ...

3. Trong ngôn ngữ viết, từ ngữ được lựa chọn chính xác, tránh dùng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, tiếng tục. Câu dùng thường dài, nhiều thành phần nhưng mạch lạc, chặt chẽ.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1.

Gợi ý làm bài

Cần chú ý:

- Việc sử dụng nhiều thuật ngữ ngôn ngữ học: vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, bản sắc, phong cách, thể văn, văn nghệ, chính trị, khoa học.

- Sự chọn lựa một cách có ý thức của người viết để thay thế từ.

- Việc dùng các loại dấu câu đặc trưng cho ngôn ngữ viết: dấu châm, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép.

- Việc tách dòng 3 lần để cho các ý rõ ràng, mạch lạc.

- Việc dùng các từ ngữ chỉ thứ tự trình bày: một là, hai là, ba là. Nhưng cả những điều này là đặc trưng của ngôn ngữ viết.

Bài tập 2.

Đoạn hội thoại trích trên vốn thuộc ngôn ngữ nói nhưng được tái hiện lại trong dạng viết. Vì vậy có một số đặc điểm của ngôn ngữ nói. Để phân tích cần chú ý:

- Sự đổi vai người nói, người nghe, sự chuyển đổi lượt lời.

- Sự phối hợp giữa lời nói và cử chỉ, điệu bộ: cười như nắc nẻ, cong cớn, vuốt mồ hồi trên mặt cười, liếc mắt, cười tít...

- Dùng nhiều từ khẩu ngữ: mấy, có khối, đầy, thật đấy...

- Có nhiều câu tỉnh lược chủ ngữ, nhiều câu cảm thán.

Bài tập 3.

Gợi ý làm bài

a) Cần bỏ từ thì, đã; thay hết ý bằng chỉ mức độ khác như rất và đặt trước đẹp.

b) Nên thay từ vống lên bằng quá mức thực tế, hay đến mức vô tội vạ bằng một cách tùy tiện.

c) Câu văn lộn xộn, tối nghĩa cần bỏ các từ khẩu ngữ như sất và cấu tạo lại câu.

Viết bình luận