Soạn bài: Chơi chữ

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Chơi chữ là vận dụng những đặc điểm về ngữ âm, về ngữ nghĩa của từ ngữ tiếng Việt, nhằm tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị; dùng để châm biếm, đả kích hoặc đùa vui. Ví dụ, các từ in đậm dưới đây thể hiện lối chơi chữ đồng âm:

Con ruồi đậu mâm xôi đậu.

Con kiến đĩa thịt.

2. Lối chơi chữ rất đa dạng. SGK Ngữ văn 7 nêu ra 5 lối chơi chữ thường gặp. Đó là:

a) Dùng từ ngữ đồng âm (như ví dụ nêu trên)

b) Dùng từ ngữ gần âm. Ví dụ:

- Chữ tài liền với chữ tai một vần. (Nguyễn Du)

- Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông

Nó bảo nhau rằng ấy ái uông... (Hồ Xuân Hương)

c) Dùng cách điệp âm. Ví dụ:

Khổ thơ dưới đây điệp lại, lặp lại phụ âm đầu m trong tất cả các tiếng:

Mênh mông muôn mẫu một mầu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

Mộng mị mỏi mòn mai một một

Mĩ miều may mắn mâỷ mà mơ.

(Tú Mỡ)

d) Dùng lối nói lái. Ví dụ:

Chủ báo, bảo chú cứ làm thơ

Kinh tế, kê tính rất chính xác.

e) Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

- Trái nghĩa. Ví dụ:

Mời cô mời bác ăn cùng

Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà. (Phạm Hổ)

- Đồng nghĩa. Ví dụ:

Đi tu, Phật bắt ăn chaỵ

Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không. (Ca dao)

- Gần nghĩa. Ví dụ:

Ngả lưng cho thế gian ngồi

Kẻ chê bất nghĩa, người cười bất trung. (Câu đố về cái phản)

Phản (bội) đồng nghĩa, gần nghĩa với bât nghĩa, bât trung.

3. Chơi chữ được sử dụng khá nhiều trong văn thơ (nhất là thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố,...) và cả trong sinh hoạt thường ngày (đùa vui trong giao tiếp).

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Em đọc chậm rãi bài thơ của Lê Quý Đôn. Nếu chú ý, em sẽ thấy mỗi dòng thơ có tên một loài rắn (gạch dưới các từ chỉ các loài rắn đó). Nếu chú ý tiếp, em còn thấy mỗi từ này có 2 nghĩa: thứ nhất, chỉ tên một loài rắn; thứ hai, còn một nghĩa khác (cụ thể: rắn: cứng đầu, bướng bỉnh; hổ lửa: tủi hổ, xâu hổ với ngọn đèn; mai gầm: luôn quát mắng và nhắc nhở con học hành; ráo: khô ráo; lằn: vết roi in ở lưng; Trâu, Lỗ: tên nước, quê của Manh Tử và Khổng Tử; hổ mang: xâu hổ, mang tiếng).

Như vậy, lối chơi chữ được sử dụng trong bài thơ trên chủ yếu là dùng từ ngữ đồng âm. Ngoài ra, mỗi dòng thơ có một từ chỉ một loài rắn (các từ có nghĩa gần gũi nhau) cũng là một lối chơi chữ độc đáo, sáng tạo.

2. Em đọc kĩ từng câu, chú ý những từ chí các sự vật gần gũi nhau (ở câu 1, từ trọng tâm là từ thịt; ở câu 2, từ trọng tâm là từ nứa). Dựa vào các từ trọng tâm này, em tìm các từ khác có nghĩa gần gũi với từ trọng tâm. Ta dễ dàng nhận thây, ở câu 1 có các từ: mỡ, dò (giò), nem, chả. Câu 2 có các từ: "tre., trúc, hóp. Cách nói này cũng là một lối chơi chữ: vừa dùng từ ngữ đồng âm, lại vừa dùng các từ cùng trường nghĩa.

3. Muốn tìm được, sưu tầm được các dẫn chứng về hiện tượng chơi chữ, em đọc các mục "Vui cười", "Góc hài hước",... các mục có tác dụng giải trí trong các tờ báo này. Sau đó, em chép lại các câu chuyện, các cách nói có dùng lối chơi chừ.

4. Đọc bài thơ của Bác Hồ, chú ý dòng thơ cuối cùng, nhất là các chữ khổ tận, cam lai. Như vậy, trong dòng thơ cuối này, Bác Hồ đã dùng thành ngữ Hán Việt: khổ tận cam lai (khổ: đắng; tận: hết; cam: ngọt; lai: đến). Ý cả dòng thơ này muốn nói: Phải chăng những tháng ngày tăm tối, khổ đau dưới ách nô lệ đã qua đi và những tháng ngày sung sướng, hanh phúc được sống trong độc lập tự do đang đến với nhân dân ta lúc bấy giờ?

Trong bài thơ này, nhất là ở dòng thơ cuối, Bác Hồ đã sử dụng lối chơi chữ đồng âm (cam vừa có nghĩa là quả cam (mà bà Hằng Phương biếu) vừa có nghĩa là sung sướng, hạnh phúc được sốg trong độc lập, tự do).

Viết bình luận