Soạn bài: Tiếng gà trưa

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là một nhà thơ nữ xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại; một hồn thơ trẻ trung, sôi nổi, rất sâu sắc mà cũng rất giàu nữ tính. Xuân Quỳnh viết nhiều về những chuyện đời thường giản dị trng gia đình, tình yêu, tinh mẹ con,... Trong những bài thơ ấy luôn bộc lộ những tình cảm tha thiêt của nhà thơ với con người và cuộc sống.

2. Bài thơ Tiếng gà trưa được sáng tác theo thể ngũ ngôn. Trong thơ ca Việt Nam, thể ngũ ngôn có hai loại:

- Ngũ ngôn tứ tuyệt: bắt nguồn từ thơ ngũ ngôn của Trung Quốc, một bài có bốn câu (tứ tuyệt), mỗi câu có năm chữ (ngũ ngôn). Cách hiệp vần trong thơ ngũ ngôn tứ tuyệt gần giống với thể thất ngôn tứ tuyệt, đặt ở cuối câu thứ nhất, thứ hai hoặc thứ tư (cũng có tire chỉ ở cuối câu thứ hai và thứ tư).

- Ngoài thể ngũ ngôn tứ tuyệt, những bài có số câu không hạn định lại có nguồn gốc từ thể hát giặm Nghệ Tĩnh và vè dân gian. Những bài thơ này thường cũng được câu tạo thành các khổ bốn câu, mỗi câu năm chữ nhưng số khổ trong bài không hạn định, vần đặt ở cuối các câu thứ hai và thứ ba, chữ cuối của câu thứ tư lại hiệp vần với chữ cuối câu thứ nhất của khổ tiếp theo.

Trong quá trình sáng tác, các nhà thơ cũng có thể thay đổi số chữ trong một câu và sốcâu trong một khổ (ví dụ trong bài Tiếng gà trưa).

II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN

1. Trên đường hành quân, buổi trưa, nghỉ lại bên một xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhảy ổ. Tiếng gà gợi cho người chiến sĩ nhớ đến những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ, thân thuộc nơi quê nhà. Nỗi nhớ mỗi lúc một thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm, chăm chút cho cháu từng li từng tí. Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành một động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

2. Tiếng gà gợi lên những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

- Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.

- Nổi bật lên trong đó là tình cảm nồng hậu của bà dành cho cháu. Bà chăm lo cho đàn gà, nâng niu từng quả trứng với niềm mong ước nhỏ nhoi là để cuối năm bán gà mua cho cháu bộ quần áo mới - bộ quần áo tuy giản dị nhưng ấm áp tình cảm ấy còn in sâu trong tâm trí người chiến sĩ xa quê.

3. Tình cảm bà cháu trong bài thơ thât sâu nặng, thắm thiết. Bà tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo để cố dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh của bà.

4. Bài thơ được sáng tác theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

- Mỗi khổ trong một bài thơ ngũ ngôn thường có 4 câu nhưng trong bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ thơ khác đều từ 5 đến 6 câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu thơ.

- Do số câu trong một khổ không đều nhau nên cách gieo vần cũng không theo cách thức thông thường. Phần lớn là vần cách, nhiều khi không nhất thiết đúng vần mà chỉ cần giữ được âm điệu. Câu cuối của khổ trước cũng không cần vần với câu đầu của khổ sau. Mặc dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vẫn rất hài hoà trong mạch cảm xúc dào dạt của tác giả.

- Các câu thơ trong bài hầu hết đều 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy chỉ có 3 tiếng. Việc bắt đầu các khổ thơ 5 tiếng bằng một câu thơ 3 tiếng như vậy đã tạo nẽn một điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu Tiếng gà trưa, tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm thân thuộc. Câu thơ đã khiến cho mạch cảm xúc toong bài thơ được liền mạch, đã nối kết các khổ thơ với nhau, đã hoà trộn những hình ảnh và kỉ niệm toong mạch xúc cảm da diết, nồng nàn.

III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Thể hiện cảm nghĩ về tình cảm bà cháu trong bài thơ, có thể trình bày theo các ý:

- Tình cảm đó được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh cụ thể nào?

- Tình cảm của người bà có ý nghĩa gì đốỉ với người chiến sĩ khi cầm súng ra trận? (Người chiến sĩ chiến đâu vì ai? Vì cái gì?)

Viết bình luận