Soạn bài: Bài 31 - Văn bản tường trình

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH

Đọc các văn bản và trả lời các câu hỏi

1. Trong các văn bản trên, văn bản 1 là bản tường trình về việc nộp bài chậm của một học sinh viết cho cô giáo dạy môn Ngữ văn của mình với mục đích nêu rõ lí do vì sao mình nộp bài chậm và xin phép cô cho mình được nộp bài. Còn văn bản 2 là bản tường trình cũng của một học sinh viết cho Ban Giám hiệu trường nói rõ về việc mất xe đạp của mình và mong nhà trường giúp tìm lại chiếc xe.

2. Tường trình là loại vàn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người viết để người có thẩm quyền giải quyết có cơ sở để kết luận. Đây cũng thuộc loại văn bản hành chính nên có hình thức, có cấu tạo ổn định. Tường trình nhằm trình bày khách quan, chính xác sự việc đã xảy ra để người có trách nhiệm giải quyết nắm rõ được để có nhận xét, kết luận đúng đắn, hợp lí hợp tình.

3. Người viết bản tường trình phải có thái độ tôn trọng đốì với người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Người viết do đó phải trình bày một cách trang trọng và nghiêm túc, phải trình bày rõ ràng các sự việc xảy ra với một thái độ hết sức khách quan.

4. Một số trường hợp cần viết bản tường trình trong học tập và sinh hoạt ở trường (tình huống a, b trong phần II sau đây).

II. CÁCH LÀM VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH

1. Tình huống cần phải viết bản tường trình

Trong các tình huông kể trên, tình huống a, b cần phải làm bản tường trình, tình huống c không cần, giáo viên chỉ nhắc nhở là đủ. Còn tình huống d thì tùy số tài sản bị trộm lớn hay nhỏ mà viết bản tường trình cho công an. Nếu tài sản mất không đáng kể thì không cần phải tường trình.

2. Cách làm văn bản tường trình

Một văn bản tường trình cần có các mục:

a) Thể thức mở đầu:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa).

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

- Địa điểm và thời gian làm tường trình (ghi vào góc bên phải).

- Tên văn bản (ghi chính giữa).

BẢN TƯỜNG TRÌNH

(Về...)

- Người (cơ quan) nhận bản tường trình.

Kính gửi:...

b) Nội dung tường trình: Người viết trình bày thời gian địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân vì đâu, hậu quả thế nào, ai chịu trách nhiệm. Thái độ tường trình nên khách quan, trung thực.

c) Thể thức kết thúc văn bản tường trình: Lời đề nghị hoặc cam đoan, chữ kí, họ và tên người tường trình.

3. Lưu ý:

a) Tên văn bản nên dùng chữ in hoa cho nổi bật.

b) Chú ý chừa khoảng cách hơn một dòng giữa các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, địa điểm và thời gian làm tường trình, tên văn bản và nội dung tường trình để dễ phân biệt.

c) Không viết sát lề giấy bên trái, không để phần trên và phần dưới trang giấy có khoảng trống quá lớn.

Viết bình luận