Soạn bài: Bài 28 - Những ngôi sao xa xôi (trích)

I. ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

- Lê Minh Khuê sinh năm 1948, quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, bắt đầu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Trong những năm chiến tranh, những tác phẩm của Lê Minh Khuê đều viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong (mà bản thân nhà văn là một thành viên) và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn đã gây được sự chú ý của bạn đọc. Sau năm 1975, sáng tác của nhà văn đã bám sát những chuyến biến cúa đời sông xã hội và con người với tinh thần đổi mới mạnh mẽ. Cây bút nữ này chuyên về truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ.

- Những ngôi sao xa xôi là một trong số những truyện ngắn đầu tay của Lê Minh Khuê viết năm 1971. Trong lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra ác liệt, Lê Minh Khuê am hiểu một cách cặn kẽ nỗi lòng cùng với tâm lí của những con người trẻ tuổi trên tuyến đường Trường Sơn. Truyện được trần thuật qua lời của một nhân vật nữ Phương Định, một cô gái thanh niên xung phong trẻ nhiều mơ mộng, có tâm hồn nhạy cảm và trong sáng.

II. GỢI Ý ĐỌC - HIỂU

1. Tóm tắt nội dung

Hai cô gái rất trẻ Định và Nho cùng Thao lớn tuổi hơn làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của ba mũi thanh niên xung phong này là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí của quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc đó hết sức nguy hiểm. Mặc dù vậy, cuộc sống của họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những phút giây thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là yêu thương, gắn bó, chăm sóc nhau trong tình đồng đội.

- Như đã nói, truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất theo lời kể của nhân vật chính. Cách lựa chọn vai kể như thế không những phù hợp với nội dung tác phẩm mà còn thuận lợi cho việc miêu tả, biểu hiện thế giới nội tâm, những cảm xúc và suy nghĩ của các nhân vật.

2. Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến, đường Trường Sơn, nơi tập trung nhất của bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt. Công việc của họ luôn cận kề với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và phải hết sức bình tĩnh. Không chỉ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch, họ còn phải lao ra trọng điểm, sau mỗi trận bom để đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới đến những quả bom chưa nổ và dùng thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Những công việc đặc biệt nguy hiểm đó đã trở thành công việc thường ngày của ba cô gái. Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa, nhưng nhất định sẽ nổ... Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang.

Đều còn rất trẻ, có cá tính riêng và hoàn cảnh riêng, nhưng ba cô gái thanh niên xung phong này đều giống nhau ở chỗ là cùng có những phẩm chất chung của chiến sĩ thanh niên xung phong ở chiến trường. Nghĩa là họ đều có tinh thần trách nhiệm cao, dũng cảm làm nhiệm vụ. Không sợ hi sinh, luôn gắn bó với đồng đội. Ngoài ra, họ còn chung những đặc điểm thường thấy ở các cô gái trẻ: dễ xúc động, hay mộng mơ, dễ vui mà cũng dễ trầm ngâm. Ở chiến trường nhưng các cô gái này cũng thích làm đẹp cho cuộc sông của mình: Nho thích thêu thùa, chị Thao hay chép bài hát, Định thích soi gương, ngồi mơ mộng và hát. Tuy có những điểm chung như thế nhưng đồng thời ba cô gái cũng có những nét tính cách riêng biệt. vốn là nữ sinh thành phố, Phương Định nhạy cảm, hồn nhiên hay mơ mộng sông với kỉ niệm cũ. Chị Thao nhiều kinh nghiệm sống hơn nên có mơ ước và dự tỉnh tương lai có vẻ thiết thực hơn nhưng cũng không thiếu những khát khao và rung động của tuổi trẻ. Chiến đấu rất dũng cảm bình tĩnh nhưng chị lại rất sợ khi thấy máu chảy.

3. Tác giả đã thể hiện chân thực và sinh động, tự nhiên tâm lí của những cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ, đặc biệt là Phương Định, một cô gái Hà Nội vào chiến trường.

4. Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu của truyện

Về ngôn ngữ, ngôn ngữ trần thuật của truyện phù hợp với nhân vật kể chuyện: Phương Định, cô gái xung phong người Hà Nội ra chiến trường - đã khiến cho truyện có được một giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Hà Nội, trẻ trung và đặc biệt giàu chất nữ tính.

Tác giả thường dùng câu ngắn, nhịp nhanh thể hiện được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến tranh. Riêng các đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại gợi nhớ một thời tuổi nhỏ đã qua, một thời vô tư hồn nhiên và không khí bình yên trước chiến tranh.

5. Học sinh phát triển cảm nhận của mình về các nhân vật trong truyện, qua đó hình dung về thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Lưu ý là khi phát triển cảm nghĩ về nhân vật, chúng ta cần dựa vào những hiểu biết về nhân vật nhưng cần nhấn mạnh vào ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét của mình về nhân vật ấy. ơ đây cảm nhận có thể tập trung vào một số điểm:

- Về hoàn cảnh sông và chiến đấu gian khổ hiểm nguy.

- Về tinh thần tự nguyện đón nhận trách nhiệm với cuộc chiến đấu.

- Về những phẩm chất, tính cách cao đẹp và đáng yêu.

- Về ý nghĩa của sự côìig hiến, hi sinh, của cách sông đẹp hết sức trong sáng, hồn nhiên...

Ghi nhớ: Truyện Những ngôi sao xa xôi làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến dấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh dẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.

Viết bình luận