Soạn bài: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

1. Bài 1 có hai phần đối đáp, trong đó có lời của chàng trai (gọi nàng ơi) và lời của cô gái (gọi chàng ơi). Hình thức đốì đáp này rất phổ biến trong ca dao. Ví dụ:

- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng

Tre non đủ lá, đan sàng nên chăng?

- Chàng hỏi thỉ thiếp xin vâng

Tre non đủ lá, nên chăng hỡi chàng?

Hay bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa cũng có hình thức này.

2. Trong đối đáp giao duyên, các chàng trai, cô gái có thể lấy những địa danh với những đặc điểm nổi bật để thử tài hiểu biết. Ớ đây là những kiến thức về lịch sử, địa lí... Chàng trai hỏi về các địa danh ở nhiều thời kì của vùng Bắc Bộ. Các địa danh đó không chỉ có những đặc điểm về địa lí tự nhiên mà còn thể hiện những đặc điểm về lịch sử, văn hoá nổi bật. Cách hỏi - đáp như trong bài này vừa là để chia sẻ sự hiểu biết vừa thể hiện niềm tự hào và tình yêu đối với quê hương, đất nước, cả người hỏi và người đáp đều hiểu rõ và nắm vững những kiến thức về địa lí, lịch sử và văn hoá, điều đó chứng tỏ họ là những người rất am hiểu và yêu mến quê hương mình.

3. Ca dao có nhiều bài mở đầu bằng cụm từ Rủ nhau:

- Rủ nhau đi cấy đi cầy...,

- Rủ nhau đi tắm hồ sen....

Người ta thường "rủ nhau" khi người rủ và người được rủ có quan hệ gần gũi, thân thiết và cùng chung mối quan tâm, cùng muốn làm một việc gì đó. Điều này là một trong những yếu tố thể hiện tính chất cộng đồng của ca dao.

Trong bài 2 có cảnh "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ". Kiếm Hồ tức hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm), một thắng cảnh thiên nhiên đồng thời cũng là một di tích lịch sử, văn hoá, gắn với truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nơi Rùa Vàng nổi lên đòi lại thanh gươm thần từng giúp Lê Lợi đánh tan giặc Minh hung bạo ngày nào. Câu "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ" thực ra là một câu dẫn, hướng người đọc, người nghe đến thăm Hồ Gươm với những cái tên nổi tiếng (cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút) góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hoà, đa dạng vừa thơ mộng vừa thiêng liêng. Thủ pháp ở đây là gợi chứ không tả, hay nói cách khác là tả bằng cách gợi: chỉ dùng phương pháp liệt kê, những cái tên đã ăn sâu vào tâm thức người Việt đã gợi lên một cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp ngay giữa thủ đô Hà Nội.

Những địa danh và cảnh trí đó gợi lên tình yêu, niềm tự hào về những cảnh đẹp, về trụyền thông lịch sử, văn hoá của đất nước, quê hương.

Câu cuối bài 2 ("Hỏi ai gây dựng nên non nước này") là một câu hỏi tu từ, có ý nghĩa khẳng định, nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của ông cha ta. Hồ Gươm không chỉ là một cảnh đẹp của thủ đô, nó đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp, cho truyền thống văn hoá, lịch sử của đất nước. Đó cũng là lời nhắc nhở các thế hệ mai sau phải biết trân họng, gìn giữ, xây dựng và tiếp nối truyền thống đó.

4. Đường vào xứ Huế rất đẹp. Non xanh nước biếc gợi vẻ tươi tắn, sông động, cách ví von "như tranh hoạ đồ" càng làm cho cảnh vật thêm thơ mộng. Không gian khoáng đạt, trong trẻo, biếc xanh. Đó là cảnh trí thiên nhiên và cũng là cảnh đẹp do con người tạo ra..

Bài ca dao về xứ Nghệ cũng có cách miêu tả tương tự :

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như ữanh hoạ đồ.

Đây cũng là một hiện tượng thường thấy trong ca dao. vẫn những hình ảnh ấy, chỉ cần thay đổi địa danh là đã có một bài ca dao mới. Điều đó cũng thể hiện cách cảm, cách nghĩ của nhân dân: đất nước ta nơi nào cũng đẹp, cũng nên thơ.

5. Trong nhóm bài ca dao này, hầu hết các câu được sáng tác theo thể lục bát hoặc lục bát biến thê. Riêng hai câu đầu của bài 4 lại có hình thức khác thường. Mỗi câu được kéo dài ra thành 12 tiếng để gợi sự to lớn, rộng rãi của cánh đồng. Bên cạnh đó, các biện pháp điệp ngữ, đảo ngữ, đối xứng giữa câu 1 với câu 2 càng tô đậm cảm giác về một không gian rộng rãi, tràn đầy sức sông.

6. Hai câu cuối của bài 4 có nhiều cách hiểu. Cách hiểu phổ biến hơn cả cho rằng đây là hai câu ca dao miêu tả vẻ đẹp của cô gái. Trước cánh đồng mênh mông, bát ngát, hình ảnh cô gái có vẻ nhỏ bé nhưng cô chính là người làm ra cánh đồng "mênh mông bát ngát" đó, và hình ảnh của cô "như chẽn lúa đòng đòng - phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai" thật đẹp, vẻ đẹp kết tinh từ sắc trời, hương đất, từ cánh đồng "bát ngát mênh mông" kia.

7. Theo cách hiểu ưên thì đây là lời chàng trai đang ngắm cô gái đứng trên cánh đồng. Ngoài ra còn có cách hiểu khác, cho rằng đây là lời của cô gái : Đứng ưước cánh đồng "bát ngát mênh mông" nhìn đâu cũng không thấy bờ, cô gái cất lên những tiếng than về thân phận nhỏ bé, vô định, giống như rất nhiều câu ca dao khác được bắt đầu bằng hai tiếng Thân em:

- Thân em như hạt mưa sa,

Hạt vảo đài cấc, hạt ra ruộng cày.

- Thân em như củ ấu gai,

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.,

HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH

1. Tình cảm được diễn tả trong bôn bài ca dao là tình cảm gia đình: lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ, tình cảm mẹ con, nỗi nhớ của con cháu đới với ông bà, tình cảm ruột thịt giữa anh chị em trong một gia đình.

2. Một số bài ca dao khác viết về tình cảm gia đình:

Nỗi nhớ mẹ:

Chiều chiều ra ngõ ngó xuôi

Ngó không thây mẹ ngùi ngùi nhớ thương.

Tình cảm chị em:

Ru em, em hãy nứì đi

Kẻo mầ mẹ đánh em thì em đau

Em đau chị cũng buồn rầu

Bé mồm bé miệng, kêu đâu bây giờ!

Viết bình luận