Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

Bài tập 1

a. Nghệ thuật bác bỏ trong đoạn văn của Ghéc-xen

- Nội dung: Tác giả bác bỏ một quan niệm sống không đúng, sống gò bó, chật hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình.

- Cách bác bỏ: Tác giả dùng lí lẽ trực tiếp bác bỏ, kết hợp so sánh bằng hình ảnh sinh động gợi cảm (mảnh vườn rào kín, đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng) không chỉ bác bỏ mà còn nêu ý xác đáng động viên người khác làm theo.

- Diễn đạt: Từ ngữ sử dụng giản dị, có mức độ dùng phối hợp câu tường thuật và câu miêu tả khi đối chiếu so sánh làm cho đoạn văn vừa sinh động, thân mật vừa có sức thuyết phục cao đốì với người đọc.

b. Nghệ thuật bác bỏ trong đoạn văn của Ngô Thì Nhậm

- Nội dung: Vua Quang Trung (Trẫm) thẳng thắn bác bỏ thái độ e dè, ngại ngùng và né tránh của những người hiền tài, học rộng tài cao không chịu giúp nước trong buổi đầu nhà vua dựng nghiệp.

- Cách bác bỏ: Không phê phán trực tiếp mà nhà vua phân tích những khó khăn trong sự nghiệp chung, nỗi lo lắng và lòng mong đợi người tài của nhà vua, đồng thời khẳng định trên dải đất văn hiến này không hiếm nhân tài để bác bỏ thái độ sai lầm nói trên, động viên mời gọi hiền tài ra giúp nước.

- Diễn đạt: Từ ngữ sử dụng tuy trang trọng mà bình dị dễ hiểu, giọng điệu chân thành, khiêm tốn, sử dụng câu kể, kết hợp câu hỏi tu từ, lí lẽ, kết hợp hình ảnh so sánh (Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn)... Đoạn vãn không chỉ có tác dụng bác bỏ mà còn động viên, khuyến khích, thuyết phục đối tượng là các bậc hiền tài không e ngại, né tránh hãy mau ra giúp nước.

Bài tập 2

Học sinh đọc thật kĩ đề bài và tự làm theo gợi ý từ đề bài.

Bài tập 3

Học sinh đọc thật kĩ đề bài và tự làm theo gợi ý từ đề bài.

Viết bình luận