Soạn bài: Bài 20 - Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

I. THÀNH PHẦN GỌI ĐÁP

Gợi ý trả lời:

1. Trong các từ ngữ in đậm ở phần trích, từ này dùng để gọi, cụm từ “Thưa ông” dùng để đáp.

2. Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời gọi của người khác không nằm trong sự việc được diễn đạt.

3. Trong những từ ngữ in đậm, từ này dùng để thiết lập quan hệ giao tiếp (mở đầu sự giao tiếp), cụm từ “Thưa ông” có tác dụng duy trì sự giao tiếp.

II. THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ

Gợi ý trả lời:

1. Khi bỏ qua các từ ngữ in đậm, các câu nêu trên vẫn là những câu nguyên vẹn.

2. Những từ ngữ in đậm ở câu (a) chú thích thêm cho “đứa con gái đầu lòng”.

3. Trong ba cụm chủ - vị ở câu (b), “tôi nghĩ vậy” là cụm chủ vị chỉ việc diễn ra trong trí của riêng tác giả. Hai cụm chủ vị còn lại diễn đạt việc tác giả kể.

Ghi nhớ: - Các thành phần gọi - đáp và phụ chú củng là những thành phần biệt lập.

- Thành phần gọi - đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.

- Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy.

III. LUYỆN TẬP

1. Các thành phần gọi đáp: này (để gọi) vâng (để đáp). Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ trên - dưới và là quan hệ thân mật.

2. Thành phần gọi - đáp là Bầu ơi. Đây là lời gọi hướng tới mọi người nói chung (bầu, bí, giàn ẩn dụ chỉ những người trong một nước tuy khác nhau nhưng có quan hệ gắn bó khăng khít)

3. Các thành phần phụ chú là:

a) Kể cả anh

b) Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ

c) Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới

d) Có ai ngờ, thương thương quá đi thôi.

3. a) Kể cả anh (bổ sung cho chúng tôi, mọi người).

b) Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ (giải thích thêm cho những người nắm giữ chìa khóa của cánh của này bao gồm những ai và ai có vai trò quan trọng nhất).

c) Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới (giải thích cho lớp trẻ hôm nay là ai trong tương lai).

d) Có ai ngờ (cho thấy thái độ, ngạc nhiên của người nói - nhân vật “tôi”) và thương thương quá đi thôi (cho thấy tình cảm mến thương của người nói - nhân vật “tôi’'.

5. Học sinh tự viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về việc thanh niên chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.

Viết bình luận