Soạn bài: Bài 17 - Kiểm tra Tiếng Việt - Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)

1. Những loại truyện dân gian đã học trong sách Ngữ văn 6, tập 1: truyền thuyết; cổ tích; ngụ ngôn; truyện cười; truyện trung đại Việt Nam.

Các câu 2, 3, 4: Học sinh tự làm.

2. Tập kể một truyện dân gian hay giới thiệu một trò chơi dân gian địa phương mà em yêu thích.

Đề: Giới thiệu một trò chơi dân gian ở địa phương.

Bài tham khảo

Mở bài: Ớ quê em, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, dân làng lại tổ chức nhiều trò vui, nhưng em thích nhất là trò chơi đu.

Thân bài: Trên một miếng đất rộng, bằng phẳng trước cửa đình, người ta đào hố rồi chôn xuống hai cột đu, mỗi cột gồm bốn cây tre già đã róc hết cành lá và gai góc. Từ trên cao có một cây tre bắc ngang nối cột này sang cột kia và dưới cây tre ngang này là chiếc đu, cũng làm bằng tre được treo vào đó. Từ chiều mồng hai Tết, trò chơi đu bắt đầu. Xung quanh cây đu người đứng vây quanh đông nghịt. Tiếng trống thúc giòn giã từ bên sân chơi cờ cũng vang dội tới sân đu và làm cho không khí nơi đây thêm náo nức. Một cặp nam nữ đầu tiên cùng trèo lên đu. Họ đứng trên bàn đu, quay mặt vào nhau, hai tay bám chặt dây đu và bất đầu nhún đầu gối lấy đà. Bàn đu bay lên mỗi lúc một cao rồi rớt nhanh xuống và lại bay lên. Những người chơi đu vẫn nhún chân rất đều đặn, nhịp nhàng và không chỉ người chơi đu mà người xem cũng cảm thấy như mình cũng đang được bay lên cùng cây đu rồi rớt nhanh xuống với cảm giác không trọng lượng, một cảm giác hụt hẫng đầy thích thú. Cặp chơi đu đầu tiên giảm bớt nhịp nhún và cây đu từ từ đứng lại. Họ bước xuống nhường chỗ cho một đôi mới bước lên. Cảnh chơi đu diễn ra liên tiếp như vậy mà luôn cuốn hút mọi người.

Kết bài: Đứng xem đu, em nghĩ rằng có lẽ cây đu cũng mang niềm mơ ước của con người được bay vào không gian cao rộng. Em đã thầm nhủ: khi tuổi lớn hơn nữa, thế nào em cũng sẽ bước chân lên cây đu để tận hưởng niềm vui bay bổng.

Viết bình luận