Soạn bài: Tuyên ngôn Độc Lập (tiếp theo)

Ngày 19 tháng 8 năm 1945, chính quyền ở Hà Nội đã về tay nhân dân ta. Đúng một tuần lễ sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về đến Hà Nội. Chính tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người đã soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào ta.

Thuộc loại văn chính l,uận, Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện chính trị, văn kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đây là lời tuyên bố trịnh trọng và hùng hồn về sự chấm dứt kỉ nguyên bị áp bức, bóc lột và đã mở ra kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam ta.

Tuyên ngôn Độc lập ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử hết sức đặc biệt. Lúc bấy giờ, đất nước tuy đã giành được độc lập nhưng bọn đế quốc thực dân, nhất là thực dân Pháp đang lăm le tái xâm lược nước ta. ơ phía Nam, bọn chúng nấp sau lưng quân đội Anh (có nhiệm vụ thay mặt Đồng minh tước vũ khí quân đội Nhật), ớ phía Bắc, quân đội Tưởng Giới Thạch - được sự ủng hộ của đế quốc Mĩ - cũng chuẩn bị vượt qua biên giới. Và điều cực kì nguy hiểm là thực dân Pháp với chiêu bài lấy lại mảnh đất mà chúng dày công "bảo hộ" và "khai hóa" đã bị bọn phát xít Nhật chiếm trong Thế chiến thứ hai.

Phải hiểu rõ hoàn cảnh ấy mới hiểu được giá trị to lớn của bản Tuyên ngôn Độc lập cũng như thấy hết được trí tuệ và tài năng vĩ đại của Bác.

Bản Tuyên ngôn Độc lập viết cho ai? Nếu căn cứ vào lời mở đầu "Hỡi đồng bào cả nước" và lời tuyên bố ở cuối: "Chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng" thì bài văn chính luận này được viết ra cho đồng bào cả nước và nhân dân toàn thế giới.

Nhưng trong hoàn cảnh khác thường đã nói bên trên thì Tuyên ngôn Độc lập không phải chỉ nói với "đồng bào" và thế giới mà chủ yếu trước tiên nhằm vào bon đế quốc Anh, Mĩ, Pháp - mà đặc biệt là Pháp.

Chính vì thế, bản Tuyên ngôn đã mở đầu bằng lời văn trích từ bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và ban Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp. Cách khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của tổ tiên người Mĩ, người Pháp, những lời lẽ đã từng làm vẻ vang cho truyền thông tư tưởng và văn hóa của những dân tộc ấy là hết sức khéo léo và kiên quyết. Đó chính là thủ pháp "lấy gậy ông đập lưng ông". Bởi lẽ bọn đế quốc Mĩ và thực dân Pháp lẽ nào dám bác bỏ những lời lẽ nổi tiếng thế giới của tổ tiên họ.

Ngoài ra, việc trích dẫn ấy cũng ngầm đặt ba cuộc cách mạng, ba nền độc lập và ba bản Tuyên ngôn lên ngang hàng với nhau.

Nhưng nội dung chủ yếu của đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn không hẳn nằm trong những lời trích dẫn đã nói, mà đọng lại ở chỗ Bác Hồ đã suy rộng ra từ đó. Nói cụ thể hơn, Tuyên ngôn Độc lập của ta không nhằm khẳng định quyền tự do, bình đẳng giữa những con người mà nhằm nêu cao quyền độc lập, tự do của mọi dân tộc trên thế giới. Trong tình hình đó, điều này không phải ngẫu nhiên chút nào.

Lúc bấy giờ, kẻ thù trực tiếp của dân tộc ta là thực dân Pháp. Phần dài hơn trong Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ dành nội dung chủ yếu để đối thoại với bọn chúng. Bằng một hệ thông lập luận hết sức chặt chẽ và đanh thép, Bác đập tan những luận điệu xảo trá của kẻ thù để nêu cao chính nghĩa của ta.

Chúng khoe khoang công lao khai hóa của chúng đối với Đông Dương thì Bác Hồ kể tội chúng, vạch trần những hành động "trái hẳn với nliần đạo và chính nghĩa" của chúng trong 80 năm thống trị nước ta: bóc lột, đàn áp, đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện, diệt chủng.

Chúng kể công "bảo hộ" Đông Dương thì Bác Hồ đã chỉ rõ, đó không phải là công, mà là tội vì chúng đã hai lần dâng Đông Dương cho Nhật (Mùa thu 1940, Pháp mở cửa cho Nhật vào Đông Dương và ngày 9 tháng 3 năm 1945, Pháp quỳ gốì đầu hàng Nhật).

Chúng tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của chúng thì Bác Hồ khẳng định Việt minh đã giành lại chủ quyền đất nước từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp, nghĩa là Đông Dương không còn là thuộc địa của Pháp nữa.

Chúng tự xưng là Đồng minh đánh phát xít, nay phát xít thua trận chúng lấy lại Đông Dương là hợp lí thì Bác Hồ chỉ rõ Pháp đã phản bội Đồng minh, lại thẳng tay đàn áp Việt minh là một tổ chức đứng trong phe Đồng minh đánh phát xít.

Với những lí lẽ đanh thép như trên, cuô'i cùng Tuyên ngôn Độc lập khẳng định: Nước Việt Nam có quyển hưởng tự do và dộc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, dộc lập. Tuyên ngôn cũng nêu cao quyết tâm lớn giữ vững tự do, độc lập: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

GỢI Ý ĐỌC - HIỂU

Câu 1

Bố cục: Ba phần:

- Đặt vấn đề (Từ đầu đến không ai chối cãi được): Mục đích lí tưởng chiến đấu của dân tộc ta ngày nay.

- Giải quyết vấn đề: (Từ "Thể mà" đến "Dân tộc đó phải được độc lập"): Tố cáo tội ác bọn thực dân Pháp "lại dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta": vi phạm chân lí của thời đại.

- Kết thúc vấn đề (Đoạn còn lại): Tuyên bố độc lập và khẳng định quyết tâm của dân tộc Việt Nam đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững độc lập.

Tụyên ngôn thường có ba phần:

- Nêu nguyên lí chung;

- Chứng minh nguyên lí ấy;

- Tuyên ngôn.

Tính lôgic chặt chẽ của lập luận đã được thể hiện ở chỗ từ nguyên lí chung làm cơ sở lí luận dẫn đến những dẫn chứng thực tế cần chứng minh để đi đến mục đích là phần tuyên ngôn luận điểm kết luận của văn bản.

Câu 2

Nếu căn cứ vào lời mở đầu của bản Tuyên ngôn ("Hỡi đồng bào cả nước") và lời tuyên bố ở cuối bản Tuyên ngôn ("Chúng tôi, Cliính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng") thì Tuyên ngôn Độc lập viết cho đồng bào cả nước ta và nhân dân thế giới.

Thực ra không đơn giản như vậy. cần thây rằng khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn thì ở phía Nam, quân, viễn chinh Pháp nấp sau lưng quân đội Anh (có nhiệm vụ tước vũ khí quân đội Nhật) đã tiến vào Đông Dương. Còn ở phía Bắc, quân đội Tưởng Giới Thạch cũng chuẩn bị vượt biên giới nước ta, sau lưng chúng là đế quốc Mĩ. Đó là những ngày hết sức căng thẳng. Hồ Chủ tịch biết rõ do mâu thuẫn giữa Anh, Mĩ và Pháp với Liên Xô; Anh, Mĩ có thể sẽ nhân nhượng cho Pháp trở lại Đông Dương. Nhằm chuẩn bị cho cuộc tái xâm lược đó, Pháp đã sớm tung luận điệu tuyên truyền trước dư luận thê giới rằng việc chúng trở lại Đông Dương là hợp tình hợp lí. Bởi Đông Dương vốn là thuộc địa của Pháp. Pháp có công lao khai hóa, xây dựng đất nước này. Pháp thuộc phe Đồng minh chống phát xít nay phát xít Nhật bại trận, đã đầu hàng thì Đông Dương trở về tay Pháp là một lẽ đương nhiên.

Như vậy, đốì tượng mà bản Tuyên ngôn Độc lập hướng tới không những là đồng bào cả nước ta, mà còn là nhân dân thế giới, trước hết là Mĩ, Anh và Pháp. Do đó, bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ khẳng định quyền độc lập, tự do của .dân tộc ta mà còn bao hàm cuộc tranh luận để bác bỏ luận điệu xảo quyệt của kẻ địch trước dư luận quốc tế.

Điều này giải thích vì sao bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam lại mở đầu bằng việc trích dẫn lời văn của bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng thủ pháp "lấy gậy ông đập lưng ông". Bọn đế quốc Mĩ, thực dân Pháp lẽ nào lại dám bác bỏ những danh ngôn của tổ tiên họ.

Ngoài ra, việc trích dẫn ấy còn thể hiện niềm tự hào dân tộc: đặt ba cuộc cách mạng, ba nền độc lập và ba bản tuyên ngôn lên ngang hàng với nhau.

Câu 3

Trong phần thứ hai của Tuyên ngôn Độc lập, để khẳng định quyền độc lập tự do của nước Việt Nam ta, tác giả đã sử dụng một hệ thông lập luận hết sức chặt chẽ và đanh thép.

Trước hết là hệ thông lí lẽ bác bỏ luận điệu của bọn đế quốc thực dân. .

Chúng thường khoe khoang công lao khai hoá đối với Đông Dương. Bản Tuyên ngôn Độc lập chỉ rõ trong 80 năm thông trị nước ta, thực dân Pháp đã thủ tiêu mọi quyền tự do, dân chủ, chia rẽ ba Kì, tắm máu các phong trào yêu nước và cách mạng, thi hành chính sách ngu dân-, đầu độc bằng thuốc phiện, rượu cồn, bóc lột, vơ vét đến tận xương tuỷ, cuối cùng đã gây ra nạn đói khiến "từ Quảng Trị đến Bắc Kì hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói".

Chúng kể công "bảo hộ" thì bản Tuyên ngôn đã chỉ rõ đó là tội "trong năm năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật".

Thực dân Pháp cho rằng Đông Dương là thuộc địa của chúng và chúng có quyền trở lại thì bản Tuyên ngôn đã vạch rõ sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại nước từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Từ đó, Người viết Tuyên ngôn dẫn đến một kết luận hùng hồn: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập".

Để khẳng định điều vừa nói, tác giả đã đưa ra nhưng lí lẽ mạnh mẽ và vững chắc: "Nếu thực dân Pháp có tội phản bội Đồng minh, hai lần bán rể Đông Dương cho Nhật, thì dân tộc Việt Nam đại diện là Việt minh, đã đứng lên chống Nhật cứu nước và cuối cùng đã giành được chủ quyền từ tay phát xít Nhật".

Bản Tuyên ngôn cũng cho thây, dù thực dân Pháp đê hèn, tàn bạo nhưng nhân dân ta vẫn giữ thái độ khoan dung, nhân đạo đôi với kẻ thù đã thất thế: Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu cho người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng, tài sản của họ.

Từ những lập luận vừa nói, tác giả khẳng định một dân tộc đã hứng chịu bao cơ cực, lầm than dưới ách thực dân tàn bạo, đã anh hùng quật khởi chiến đấu cho độc lập, tự do, đã đứng hẳn về phe Đồng minh chông phát xít lại nhân đạo, bác ái như đã nóị, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập.

Trong lời kết luận, Người viết Tuyên ngôn còn khẳng định mạnh mẽ, tăng cấp hơn nữa: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Cũng chính vì thế mà Toàn thể dân tộc Việt Naìn quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, dộc lập ấy.

Câu 4

Bản Tuyên ngôn Độc lập tiêu biểu cho khát vọng độc lập, tự do và ý chí quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam. Ý chí và khát vọng đó bộc lộ trong toàn văn bản nhung rõ rệt nhất là ở phần cuối, đặc biệt là ở hai đoạn văn "Một dân tộc đã gan góc... phải được độc lập"; "Nước Việt Nam có quyền... giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

Giọng văn hùng hồn, đanh thép, đầy sức thuyết phục ấy là của vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh, bộc lộ một tấm lòng yêu nước nồng nàn và niềm tự hào dân tộc mãnh liệt của một con người mang nặng khát vọng độc lập, tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ quyền tự do, độc lập ấy.

Chính tấm lòng của vị Cha già dân tộc đã làm nên chất văn cho tác phẩm, khiến Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là một văn bản chính luận mẫu mực mà còn là một áng văn gây xúc động mãnh liệt lòng người.

Viết bình luận