Soạn bài: Từ trái nghĩa

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Trong một cặp từ trái nghĩa (ví dụ: cao >< thấp, trên >< dưới, buồn >< vui...), các từ có mối quan hệ không? (Hai từ trong một cặp từ trái nghĩa có mối quan hệ với nhau thường có cơ sở chung. Ví dụ: cặp từ cao >< thấp có cơ sở chung về "chiều cao"; cặp từ trên ><dưới: "vị trí"; cặp từ buồn >< vui: "trạng thái tình cảm"...

Dựa vào cơ sỏ chung này, người ta xác lập được các cặp từ trái nghĩa.

2. Đốì với từ nhiều nghĩa, có thể nói mỗi nghĩa của từ xác lập được một từ trái nghĩa. Ví dụ:

già:

- (quả già) trái nghĩa với non (quả non)

- (người già) trái nghĩa với trẻ (cầu thủ trẻ)

- (cân già) trái nghĩa với non (cân non)

nhạt:

- (muối nhạt) trái nghĩa với mặn (muối mặn)

- (đường nhạt) trái nghĩa với ngọt (cam ngọt)

- (tình cảm nhạt) trái nghĩa với đằm thắm (tình cảm đằm thắm)

- (màu áo nhạt) trái nghĩa với đậm (tô màu đậm hơn nữa)

3. Các từ trái nghĩa nếu được sử dụng hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ thì hiệu quả diễn đạt, hiệu quả tác động sẽ rất cao, lời nói sẽ rất sinh động.

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. - Muốn tìm được từ trái nghĩa, em đọc chậm rãi từng câu ca dao, tục ngữ này, chú ý các từ có nghĩa trái ngược nhau. Dùng bút chì mềm gạch dưới (hoặc khoanh tròn) các cặp từ trái nghĩa tìm được.

- Các cặp từ trái nghĩa cần tìm là: lành >< rách; giàu >< nghèo; ngắn >< dài; đêm ><ngày; sáng >< tối.

2. - Đọc lại mục 2 trong phần "Kiến thức cơ bản cần nắm vững" ở trên, rồi lần lượt tìm từ trải nghĩa cho từng nghĩa của từ nhiều nghĩa.

- Các từ trái nghĩa cần tìm:

tươi >< cá ươn; hoa tươi ><hoa héo

ăn yếu >< ăn khỏe; học lực yếu >< học lực giỏi

chữ xấu >< chữ đep; đất xấu >< đất tốt

3. - Muốn tìm được từ trái nghĩa để điền vào chỗ trống trong thành ngữ, em nhớ lại hình thức đầy đủ, hoàn cảnh của từng thành ngữ đã từng đọc, từng nghe và đã đôi lần sử dụng. Ngoài ra, căn cứ vào các từ ngữ cho sẵn trong từng thành ngữ, em tim một vế của cặp từ trái nghĩa, dựa vào đó để tìm vế còn lại. Ví dụ, trong chân cứng đá, em gạch dưới từ cứng; trong có đi có, gạch dưới từ đi...

- Các từ trái nghĩa cần tìm (theo thứ tự trước - sau) là: mềm; lại; xa; mở; ngửa; phạt; trọng; đực; cao; ráo

4. Đoạn văn ngắn em sẽ viết là đoạn văn kể, tả về nơi em đang sinh sống (hoặc nơi quê cha đất tổ, quê quán của em). Em hãy nói về những gì (cảnh vật con người...) để lại cho em ấn tượng sâu đậm, tốt đẹp nhất, qua đó, bộc lộ tình cảm nhớ nhung, gắn bó, bộc lộ tình yêu thương đối với cảnh vật, con người nơi đây. Các câu trong đoạn phải nối kết với nhau một cách hợp lí, tự nhiên. Điều quan trọng là trong đoạn văn phải sử dụng ít nhất một cặp từ trái nghĩa. Ví dụ : câu có cặp từ trái nghĩa:

Dòng sông quê em bên lở bên bồi.

Viết bình luận