Soạn bài: Từ mượn

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Thế nào là từ mượn?

Từ mượn (hay còn gọi là từ vay mượn) là những từ cúa một ngôn ngữ khác mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị nên được nhập vào tiếng Việt và dùng theo quy tắc của tiếng Việt. Đây là một trong những cách làm giàu tiếng Việt. Việc vay mượn như thế chính là một biện pháp tích cực làm cho vốn từ trong tiếng Việt được đầy đủ thêm, phong phú thêm.

Từ Hán Việt, bộ phận từ mượn của tiếng Hán, là bộ phận quan trọng nhất trong từ mượn của tiếng Việt. Ngoài ra tiếng Việt còn mượn một số từ của tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga,...

2. Cách viết từ mượn

- Đối với từ Hán Việt: viết như từ thuần Việt.

- Đối với những từ mượn của tiếng Pháp, Anh, Nga,... gồm hai tiếng trở lên đã được Việt hoá hoàn toàn, thì viết như từ thuần Việt. Ví dụ : mít tinh, xà phòng, xô viết,... Đối với những từ mượn của tiếng Pháp, Anh, Nga gồm hai tiếng trở lên chưa được Việt hoá hoàn toàn, khi viết nên dùng gạch nối để phân biệt-các tiếng với lihau. Ví dụ : ra-đi-ồ, in-tơ-nét,...

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Để nhận ra từ mượn chưa Việt hoá hoàn toàn, các em có thể chú ý vào một số đặc điểm sau của các từ mượn đó:

- Nếu là từ nhiều tiếng mượn của tiếng Hán, thì tiếng trong các từ ghép đó không thể dùng độc lập để tạo câu được.

- Nếu là từ nhiều tiếng mượn của tiếng Pháp, Anh, Nga,... thì giữa cầc tiếng có gạch nối.

- Dựa vào đặc điểm này, các em có thổ tìm ra những từ mượn có trong các câu đưa ra trong bài tập.

- Câu a : vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ : Đây là những từ mượn của tiếng Hán.

- Cáu b : gia nhân : Đây là từ mượn của tiếng Hán.

- Câu c :

+ pốp, Mai-cơn Giắc-xơn, in-tơ-nét: Đây là những từ mượn của tiếng Anh.

+ quyết định, trang chủ, lãnh địa : Đây là những từ mượn của tiếng Hán.

2. Các em có thể dựa vào những gợi ý dưới đây để xác định nghĩa của từng yếu tố tạo thành các từ nêu trên :

- Lập bảng so sánh để tìm ra nghĩa của yếu tố chung trong các từ.

- Sau đó tìm hiểu nghĩa của từng yếu tố riêng biệt :

khán

 

 

giả

 

thính

 

giả

 

 

độc

giả

xem

nghe

đọc

người

yếu

điểm

 

yếu

 

lược

quan trọng

điểm

tóm tất

3. Tham khảo một số từ mượn :

- Chỉ đơn vị đo lường: mét, ki-lô-mét, héc-ta, ki-lô-gam,...

- Chỉ tên các bộ phận của chiếc xe đạp: pê-đan, ghi-đông, gác-đờ-xen,...

4. Các từ phôn, fan, nốc ao là những từ mượn. Trong số những từ này, có những từ đã được Việt hoá ở mức độ cao, ví dụ như từ phôn. Bởi vậy việc chọn dùng từ nào là tuỳ thuộc vào hoàn cảnh nói (viết).

Thống thường, trong khi viết ta nên dùng từ thuần Việt. Trong khi nói, có thể dùng từ mượn.

Viết bình luận