Soạn bài: Tổng kết phần Văn học

A. Tổng kết khái quát về văn học Việt Nam (câu 1)

Văn học Việt Nam gồm 2 bộ phận lớn:

- Văn học dân gian

- Văn học viết

Hai bộ phận lớn này với những đặc điểm riêng và đặc điểm chung.

Đặc điểm chung: Ảnh hưởng truyền thông dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa, văn học nước ngoài; hai nội dung lớn là yêu nướcnhân đạo.

Đặc điểm riêng: Văn học dân gian ra đời sớm ngay từ lúc chưa có văn tự, là sáng tác tập thể, truyền miệng và có vai trò nền tảng của văn học dân tộc. Văn học viết ra đời muộn hơn khi đã có văn tự, là sáng tác cá nhân bằng chữ viết cố định thành văn bản viết mang tính độc lập của một tác phẩm văn học. Văn học viết giữ vai trò riêng cao và kết tinh những thành tựu nghệ thuật.

Tổng kết bộ phận văn học dân gian (câu 2)

Văn học dân gian có 3 đặc trưng cơ bản:

- Tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.

- Kết quả của quá trình sáng tác tập thể.

- Gắn bó với những hoạt động khác trong đời sống cộng đồng (tích nguyên hợp).

Hệ thống thể loại văn học dân gian

+ Tự sự

  • Thần thoại
  • Truyền thuyết
  • Sử thi
  • Cổ tích
  • Ngụ ngôn
  • Truyện cười
  • Truyện thơ

+ Trữ tình: Ca dao, dân ca

+ Sân khấu

  • Chèo, tuồng dân gian
  • Múa rối

+ Tục ngữ, câu đố (đặc trưng riêng)

Giá trị của văn học dân gian truyền thống:

  • Giá trị nhận thức
  • Giá trị giáo dục
  • Giá trị nghệ thuật

Tổng kết bộ phận văn học viết (câu 3 và 4)

Văn học viết có hai thời kì lớn:

- Thời kì trung đại

- Thời kì hiện đại

+ Đặc điểm chung: Văn học viết phản ánh hai nội dung lớn là yêu nước, nhân đạo; thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong những mối quan hệ đa dạng như quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ với quốc gia, với dân tộc, quan hệ xã hội, quan hệ bản thân.

+ Đặc điểm riêng:

* Về chữ viết:

  • Văn học trung đại chủ yếu là chữ Hán và chữ Nôm.
  • Văn học hiện đại chủ yếu là chữ Quốc ngữ.

* Về thể loại:

  • Văn học trung đại với các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc: cáo, hịch, phú, thơ Đường luật, truyền kì, tiểu thuyết chuông hồi... Bên cạnh đó còn có thể loại sáng tạo trên cơ sở tiếp thu: thơ Nôm Đường luật. Sau cùng là thể loại văn học dân tộc: truyện thơ, ngâm khúc, hát nói...
  • Văn học hiện đại, có thể loại tiếp thu và biến đổi từ văn học trung đại như thơ Đường luật, câu đối... Bên cạnh đó còn có thể loại văn học hiện đại như thơ tự do, truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kịch nói...
  • Về tiếp thu từ nước ngoài văn học trung đại tiếp thu chủ yếu văn hóa văn học Trung Quốc. Còn văn học hiện đại tiếp thu văn hóa văn học phương Tây, Cộng Hòa Liên bang Nga, Châu Mĩ la tinh...

B. Tổng kết văn học viết Việt Nam thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (câu 5)

- Hai thành phần văn học: chữ Hán và chữ Nôm.

- Bốn giai đoạn văn học: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV, từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII, từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, nửa cuối thế kỉ XIX.

Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại:

- Nội dung: Hai nội dung lớn xuyên suốt là lòng yêu nướcnhân đạo.

+ Nội dung yêu nước: Tỏ lòng; Phú sông Bạch Đằng và Đại cáo bình Ngô...

+ Nội dung nhân đạo: Cáo bệnh, bảo mọi người; Vận nước; Tỏ lòng; Nhàn... Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Độc tiểu Thanh kí...

C. Tổng kết văn học nước ngoài (câu 6)

+ So sánh Đăm Săn (Việt Nam), Ô-đi-xê (Hi Lạp) và Ra-ma-ya-na (Ấn Độ)

Đặc điểm riêng:

- Đăm Săn: Phản ánh khát vọng chinh phục thiên nhiên, loại bỏ tập tục lạc hậu vì sự hùng cường của bộ tộc. Con người hành động.

- Ô-đi-xê: Ca ngợi sức mạnh trí tuệ và tinh thần chinh phục thiên nhiên khai sáng mở rộng giao lưu văn hóa. Khắc họa nhân vật qua hành động cụ thể.

- Ra-ma-ya-na: Chống cái ác nhân danh cái thiện, đề cao danh dự và nghĩa vụ, tình yêu cuộc đời, con người thiên nhiên. Con người được khắc họa về tâm linh, tính cách.

Đặc điểm chung:

- Chủ đề: hướng tới cộng đồng.

- Nhân vật: biểu tượng sức mạnh, lí tưởng của cộng đồng.

- Ngôn ngữ: trang trọng, hình tượng kì vĩ, mĩ lệ, huyền ảo.

+ So sánh thơ Đường và thơ Hai-kư:

- Nội dung:

  • Thơ Đường: phong phú, đa dạng, toàn diện cuộc sống về thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu, tình bạn, người phụ nữ.
  • Thơ Hai-kư: phong cảnh với vài sự vật cụ thể khơi gợi cảm xúc, suy tư.

- Nghệ thuật:

  • Thơ Đường: cổ phong, đường luật ngôn ngữ giản dị, tinh luyện, hàm súc, khơi gợi.
  • Thơ Hai-kư: cô đọng, hàm súc, giàu sức gợi cảm.

Về Tam quốc diễn nghĩa (câu 7)

Tam quốc diễn nghĩa thuộc loại tiểu thuyết chương hồi với đặc điểm nổi bật là kể lại sự việc theo trình tự thời gian (không theo diễn biến tâm lí nhân vật chính như trong tiểu thuyết hiện đại). Tính cách nhân vật thường được thể hiện thông qua hành động và đối thoại là chính (không qua sự phân tích thuyết minh của tác giả).

D. Tổng kết phần lí luận văn học

Văn bản văn học

Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học

Cấu trúc của văn bản văn học

Các yếu tố thuộc nội dung văn bản văn học

Các yếu tố thuộc hình thức văn bản văn học

1. Phản ánh, khám phá cuộc sống...

2. Ngôn từ tìm tòi sáng tạo, hình tượng hàm nghĩa sâu sắc...

3. Theo một thể loại nhất định.

1. Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa.

2. Tầng hình tượng.

3. Tầng hàm nghĩa.

- Đề tài

- Chủ đề

- Tư tưởng

- Cảm hứng nghệ thuật

- Ngôn từ

- Kết cấu

- Thể loại

Viết bình luận