Soạn bài: Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật

I. NHẬN XÉT

1. Đọc lại bài Cái cối tân (Tiếng Việt 4, tập một trang 143, 144)

2. Các đoạn văn trong bài nói trên là:

- Mở bài: Đoạn 1.

- Thân bài: Đoạn 2, đoạn 3.

- Kết bài: Đoạn 4.

3. Nội dung chính của mỗi đoạn văn.

1. Mở bài: Đoạn 1: Giới thiệu đồ vật cần tả: cái cối xay gạo.

2. Thân bài: Đoạn 2: Tả hình dáng bên ngoài.

Đoạn 3: Tả hoạt động.

3. Kết bài: Đoạn 4: Cảm nghĩ về cái cô'i.

II. GHI NHỚ

1. Mỗi đoạn văn miêu tả đồ vật có một nội dung nhất định, chẳng hạn: giới thiệu về đồ vật, tả bao quát đồ vật, tả từng bộ phận của đồ vật hoặc nêu lên tình cảm, thái độ của người viết về đồ vật.

2. Khi viết, hết mỗi đoạn cần xuống dòng.

III. LUYỆN TẬP

1. Đọc bài văn đã cho và trả lời câu hỏi.

a) Bài có 4 đoạn.

b) Đoạn 2 tả hình dáng bên ngoài của cây bút máy.

c) Đoạn 3 tả cái ngòi bút.

d) Câu mở đầu của đoạn văn thứ ba là Mở nắp ra, em thấy ngòi bút sáng loáng, hình lá tre, có mấy chữ rất nhỏ, nhìn không rõ.

Câu kết đoạn của đoạn này là: Rồi em tra nắp bút cho ngòi khỏi bị tòe trước khi cất vào cặp.

Đoạn thứ ba tả ngòi bút công dụng và cách giữ gìn ngòi bút.

2. Viết một đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.

Học sinh quan sầt kĩ chiếc bút của mình về hình dáng, kích thước màu sắc chất liệu, cấu tạo, rồi diễn đạt. Cần lưu ý là chỉ tả bao quát không nên vội vã tả chi tiết từng bộ phận hay viết cả bài.

Ví dụ: Cây bút máy của em dài bằng một gang tay. Thân bút tròn, màu xanh lục. Nắp bút bằng sắt được mạ đồng bóng loáng.

Bộ phận quan trọng nhất là ngòi bút. Chiếc ngòi mảnh mai, cong cong như chiếc lá bé tí. Mỗi khi viết trên trang giấy, nét bút mềm mại, uyển chuyển. Nhìn nét chữ đều tăm tắp, em cảm thấy thích thú lạ thường.

Viết bình luận