Soạn bài: Ôn tập giữa học kì II

Tiết 1

* Bài tập 1

Học sinh ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

* Bài tập 2: Lời giải

Các kiểu cấu tạo câu

Câu đơn

Câu ghép không dùng từ nối

Cầu ghép dùng quan hệ từ

 

Câu ghép dùng cặp từ hô ứng

Ví dụ

Trên bãi cỏ rộng, các em bé xinh xắn nô đùa vui vẻ

- Mặt ao rộng, nước trong veo.

- Mây trôi, gió cuốn

- Ông đã nhiều lần can gián nhưng vua không nghe.

- Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác.

- Buổi chiều, nắng chưa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mật biển.

- Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.

Tiết 2

* Bài tập 1

Học sinh ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

* Bài tập 2: Lời giải:

a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy.

b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ không hoạt động được.

c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người".

Tiết 3

* Bài tập 1: Học sinh ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

* Bài tập 2: Đọc bài văn Tình quê hương và trả lời các câu hỏi.

a) Những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương là đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.

b) Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương.

c) Bài văn có 5 câu. Tất cả các câu trong bài đều là câu ghép.

1) Làng quê tôi   đã khuất hẳn. / nhưng tôi   vẫn đăm đắm nhìn theo.

           C                      V                           C                V

2) Tôi   đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây

  C                    V

nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha

thiết / nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương   vẫn không mãnh liệt day

            C                               V

dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

3) Làng mạc   bị tàn phá / nhưng mảnh đất quê hương   vẫn đủ sức nuôi

    C         V                                      C                     V

sống tôi như ngày xưa, nếu tôi   có ngày trở về.

            C      V

(Câu 3 là một câu ghép có 2 vế, bản thân vế thứ 2 có cấu tạo như một câu ghép).

4) Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột. / tháng tám

               C           V

nước lên, tôi   đánh giậm, úp cá, đơm tép: / tháng chín, tháng mười, (tôi)          

    C             V                  C 

đi móc con da dưới vệ sông.

     V

(Câu 4 là một câu ghép có 3 vế câu)

5) Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh

                     C              V

rợm; / đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ;

            C              V

những tối liên hoan xã, (tôi) nghe cái Tị hát chèo / và đôi lúc (tôi) lại

           C         V           C    V

được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đep đẽ thời thơ ấu.

(Câu 5 là một câu ghép có 4 vế câu)

- Các từ tôi, mảnh đất được lặp lại nhiều lần trong bài văn có tác dụng liên kết câu.

Các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu là:

Đoạn 1: Mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1)

Đoạn 2: Mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2)

Mảnh đất ấy (câu 4,5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3).

Tiết 4

* Bài tập 1

Học sinh ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

* Bài tập 2

Có ba bài tập đọc là văn miêu tả trong 9 tuần đầu của HKII: Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh Làng Hồ.

* Bài tập 3

Dàn ý bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

- Mở bài: Nguồn gốc hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (Mở bài trực tiếp).

- Thân bài:

+ Hoạt động lấy lửa và chuẩn bị nấu cơm.

+ Hoạt động nấu cơm.

- Kết bài: Chấm thi - Niềm tự hào của những người đoạt giải. (Kết bài không mở rộng).

Chi tiết hoặc câu văn em thích.

Em thích những câu văn tả hoạt động thổi cơm và đan xen uốn lượn trên sân đình vì đó là những câu viết rất giản dị, dễ hiểu giúp người đọc hình dung rất rõ sự độc đáo, vẻ đẹp của hội thổi cơm thi.

Tiết 5

* Bài tập 1

Nghe - viết bài Bà cụ bán hàng nước chè.

Học sinh chú ý các tiếng, từ dễ viết sai: tuổi giời, tuồng, chèo.

* Bài tập 2

Đoạn văn tả ngoại hình một cụ già mà em biết.

Ông Tám đã ngoài 60, dáng người ốm yếu, dong dỏng cao. Ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám, có vết sờn trên vai. Dù tuổi đã cao nhưng ông lấy làm hãnh diện vì hàm răng của mình. Hàm răng đều tăm tắp chưa rụng cái nào. Bởi vậy, ông Tám xước mía, nhai xương khoẻ khoắn như người đang tuổi đôi mươi. Duy có đôi mắt ông hơi yếu. Ông thường mang kính khi đọc báo hoặc xem ti vi. Những lúc ấy, đôi mắt ông chăm chú một cách tỉ mỉ.

Tiết 6

* Bài tập 1

Học sinh ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

* Bài tập 2

a) Đoạn văn a có ba câu.

Từ trong ô trống đầu câu 3 là Nhưng (Nhưng là từ nối câu 3 với câu 2)

b) Đoạn văn b có ba câu:

Từ trong ô trống đầu câu 2 là Chúng (Chúng ở câu 2 thay thế cho lũ trẻ ở câu 1)

c) Đoạn văn c có bảy câu: Từ trong ô trống ở câu 3 là nắng.

Từ trong ô trống ở câu 5 là chị

Từ trong ô trống ở câu 6 là nắng.

Từ trong ô trống ở câu 7 là chị, chị

Nắng ở câu 3, câu 6 lặp lại ở câu 2.

Chị ở câu 5 thay thế Sứ ở câu 4.

Chị ở câu 7 thay thế cho Sứ ở câu 6.

Tiết 7

Lời giải: Chọn ý trả lời đúng.

Câu 7: Ý a (Mùa thu ở làng quê)

Câu 2: Ý c (bằng cả thị gỉác, thính giác và khứu-giác (ngửi)).

Câu 3: Ý b (Chỉ những hồ nước)

Câu 4: Ý c (vì những hồ nước in bóng bầu trời là “những cái giếng không đáy” nên tác giả có cảm tưởng nhìn thấy ở đó bầu trời bên kia trái đất).

Câu 5: Ý c (Những cánh đồng lúa và cây cối đất đai).

Câu 6: Ý b (Hai từ. Đó là: “xanh mướt, xanh lo'”).

Câu 7: Ý a (Từ “chân” mang nghĩa chuyển).

Câu 8: Ý c (Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ).

Câu 9: Ý a (Một câu. Đó là câu: “Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất”).

Câu 10: Ý b (Bằng cách lặp từ ngữ). Đó là từ không gian.

Tiết 8

Bài luyện tập

Đề: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường.

Bài tham khảo

Cũng như các bạn, em được học dưới ngôi trường thân thiện. Nơi ấy luôn vọng ra bao tiếng hát, tiếng cười. Và cũng nơi ấy em có một người bạn rất thân. Người bạn thân của em chính là Vũ Thảo Vy.

Năm nay, Vy mười tuổi, trạc tuổi em. Dáng người mảnh khảnh, làn da ngăm ngăm trông có vẻ rắn chắc. Nổi bật trên khuôn mặt trái xoan của Vy là cặp mắt đen láy cùng hai hàng mi cong vút. Cặp mắt ấy thường nhìn em bằng những cái nhìn ngơ ngác trong những lúc trò chuyện hay bàn việc học hành. Còn cái mũi của Vy cũng rất xinh, nó nho nhỏ và cao ở sống đã làm cho khuôn mặt bạn thêm thanh tú. Ôm lấy khuôn mặt dễ thương ấy là mái tóc đen mượt được cắt ngắn ngang vai. Mỗi khi Vy mỉm cười, đôi môi he hé như cánh hoa mới nở. Những lúc vui, Vy cười rất tươi để lộ hai hàm răng trắng muốt. Toát lên từ cặp mắt, cái miệng, hàm răng, mái tóc và dáng người, tôi cảm thấy Vy là người hoàn mĩ về chân dung bên ngoài.

Không chỉ thế, Vy còn đẹp ở tâm hồn và tính cách. Vy thích gần gũi với thiên nhiên, thích nhìn bầu trời trong xanh, thích nghe chim ca hót. Những lúc ấy, đôi mắt bạn như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ, có lẽ đó là tình yêu quê hương đấ't nựớc, yêu thiên nhiên tươi đẹp. Tuy gia đình của Vy có phần khó khăn nhưng Vy không nản lòng, không đánh mất đi sự say mê trong cuộc sống của mình. Vy chăm học và chăm làm, ra sức vượt khó để vươn lên. Vy không chỉ lo học tập cho mỗi riêng mình mà còn lo lắng cho các bạn yếu trong lớp. Vy luôn giúp đỡ các bạn để cùng nhau tiến bộ. Bởi vậy, Vy luôn được cô giáo khen và bạn bè quí mến. Ở lớp, Vy luôn xứng đáng với danh hiệu “trò giỏi” còn ở nhà Vy là một đứa con ngoan, hiếu thảo với cha mẹ, trên kính dưới nhường, bố và mẹ Vy rất hài lòng về bạn.

Em rất tự hào khi có người bạn như Vy. Tấm gương sáng của Vy đã giúp em và các bạn trong lớp noi theo để hoàn thiện về mình.

Viết bình luận