Soạn bài: Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép

I. NHẬN XÉT

* Bài tập 1, 2

Các vế câu

a) Đoạn a có hai câu ghép, mỗi câu gồm 2 vế:

Câu 1: Súng kíp của ta mới bắn một phát / thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát.

Câu 2: Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn, / trong khi ấy đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.

b) Câu b có 2 vế:

Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: / hôm nay tôi đi học.

c) Câu c có 3 vế:

Kia là những mái nhà đứng sau lũy tre; / đây là mái đình cong cong; / kia nữa là sân phơi.

Ranh giới giữa các vế câu

 

Từ "thì" đánh dấu ranh giới giữa 2 vế câu.

 

"Dấu phẩy" đánh dấu ranh giới giữa 2 vế câu.

 

"Dấu hai chấm" đánh dấu ranh giới giữa 2 vế câu.

 

"Các dấu chấm phẩy" đánh dấu ranh giới giữa 3 vế câu.

II. GHI NHỚ:

Có hai cách nối các vế câu trong câu ghép:

1. Nối bằng những từ có tác dụng nối

2. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

III. LUYỆN TẬP

* Bài tập 1

Lời giải:

Các câu ghép và vế câu

+ Đoạn a có 1 câu ghép với 4 vế câu: Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng (2 trạng ngữ) thì tinh thần ấy lại sôi nổi / nó kết thành... to lớn / nó lướt qua… , khó khăn / nó nhấn chìm... lũ cướp nước.

+ Đoạn b có 1 câu ghép với 3 vế câu: Nó nghiến răng kèn két / nó cưỡng lại anh / nó không chịu khuất phục.

+ Đoạn c có 1 câu ghép với 3 vế câu: Chiếc lá thoáng tròng trành, / chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng / rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

Cách nối các vế câu

* 4 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế câu có dấu phẩy.

 

* 3 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế câu có dấu phẩy.

 

* Vế 1, vế 2 nối với nhau trực tiếp, giữa 2 vế có dấu phẩy, vế 2 nối với vế 3 bằng quan hệ từ “rồi”.

 

Viết bình luận