Soạn bài: Đọc thêm Bác ơi!

Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Bác Hồ mất. Tin đó khiến nhân dân cả nước và nhân loại tiến bộ cùng xúc động, đau đớn khôn cùng trong niềm tiếc thương vô hạn. ở trong nước và trên thế giới, lúc bấy giờ, có rất nhiều bài thơ viếng Bác. Mỗi bài thơ là cả một tấm lòng của thi nhân chân thành tưởng niệm vị lãnh tụ kính yêu. Nhưng có lẽ đặc sắc hơn cả, cảm động hơn cả là bài bác ơi! của Tố Hữu.

Bài thơ Bác ơi! biểu hiện những cảm nghĩ chân thành của thi sĩ khi đến nhà sàn của Bác ở Ba Đình - Hà Nội sau khi Bác đã mất. Những vần điệu rung cảm chân thực này đã ghi lại những giai điệu của tâm trạng Tố Hữu lúc đó. Qua đây, bài thơ nói lên lòng tiếc thương vô tận của nhân dân và ca ngợi công đức trời biển cao dày của Bác và nhất là bộc lộ quyết tâm đi theo con đường cách mạng mà Bác đã vạch ra.

Gắn liền với sự ra đi, thời điểm ra đi của một con người vĩ đại là Chủ tịch Hồ Chí Minh, bài thơ Bác ơi: mở đầu bằng một cảm xúc bàng hoàng, đau xót quặn thắt tiếc thương .của Tố Hữu cả không gian, trời đất, cỏ cây lúc này đường như cũng đồng cảm với nỗi đau chung đó của dân tộc nên đã gửi lời ai điếu là những cơn mưa trắng đất trắng trời. Ngày đưa tiễn Bác, nước mắt của đời, nước mắt của trời trào tuôn hòa lẫn buồn đau, đúng như thi sĩ diễn tả:

Suôt mấy liôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa

Hình ảnh trong câu thơ thứ hai đã được Tố Hữu xây dựng từ một hiện tượng có thật của thiên nhiên: trời mưa ròng rã ngày đêm trong những ngày ấy. Hai từ "tuôn" đặt giữa hai nhịp của câu thơ khiến cho nước mưa tầm tã và nước mắt của đời cùng trút xuống tưởng như không bao giờ vơi cạn cả. Đời ở đây là cõi đời, là trần thế, là cả nhân loại tiến bộ. Trời là cõi trời. Thi sĩ dùng phép đối xứng: "Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa" để tạo ra ý nghĩa, không những nhân dân ta và nhân loại tiến bộ mà cả đâ't trời cũng đều đau xót, tiếc thương vì phải vĩnh biệt Bác.

Riêng với Tố Hữu, tình cảm của thi sĩ lúc này thật bàng hoàng, xót xa và tê tái. Đúng như chính ông đã kể lại lúc nghe tin Bác mất, Tố Hữu đang điều trị ở bệnh viện vội trở về tìm đến ngôi nhà sàn của Bác: Một mình tôi lặng lẽ đứng ngoài sân nhìn mấy khóm hoa nhài dưới mưa rơi tơi tả. Rồi lại ra vườn sau trông mấy cây bưởi nghệ trĩu quả chín vàng, mấy cây dừa miền Nam Bác thường vun tưới. Chân tôi cứ bước quanh bờ hồ nhớ Bác sớm chiều thường di dạo mà lòng đau như cắt. (Lời kể của Tố Hữu trong Nhà văn nói về tác phẩm - NXB Văn học, 1994).

Nhìn lên phòng Bác: "Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh dèn" thấy đúng là Bác đã đi xa, thi sĩ cảm thấy bơ va. Cả vườn rau, gốc dừa, trái bưởi, hương nhài... tất cả cũng đều côi cút, còn biết thơm ngọt cùng ai nữa. Bác mất đi rồi, tất cả mọi thứ trên cõi đời này đều trở thành vô nghĩa lí:

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai!

Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!

Thi sĩ kêu lên đầy đau xót tiếc thương:

Bác dã di rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang dẹp, nắng xanh trài.

Bác ra đi đột ngột và phi lí giữa cái không gian đang trở màu rực rỡ nắng xanh trời. Sự nghiệp cách mạng của hai miền Nam Bắc tuy tràn ngập niềm vui chiến thắng nhưng cũng chưa hoàn tất và nhất là đồng bào miền Nam đang mong Bác vào thăm:

Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội

Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!

Không gian và cuộc sống đang tràn ngập niềm vui và mơ ước ấy khiến cho mọi người khó hình dung được nỗi buồn đau hiện tại lúc bây giờ.

Tiếng kêu thương của Tố Hữu ở đâu mang màu sắc nhân dân và tính truyền thông rất rõ nét thể hiện được niềm đau xót tiếc thương vô hạn dâng trào lên đến cực điểm.

Tiếp đó, phần hai của bài thơ là lời ca ngợi hình ảnh cao quý của Bác, đã sông trong sạch, đạo đức cao đẹp, tấm lòng yêu thương rộng lớn và sâu sắc của Bác đối với đất nước, với con người.

Một cách hết sức tự nhiên, Tố Hữu nghĩ đến tấm lòng nhân hậu cao cả, tình cảm và tâm hồn rộng lớn của Bác với tinh thần thương đời, thương người, thương nước, quên mình là phẩm chất tiêu biểu:

Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi

Năm canh bớt nặng nỗi thương đời

Bác ơi, tìm Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

Trong khổ thơ này, thi sĩ khéo dùng từ ôm nhằm cụ thể hóa giúp cho người đọc hình dung được một cách cụ thể tấm lòng yêu nước và tâ'm lòng nhân hậu mênh mông của vị lãnh tụ kính yêu. Ông cũng kết hợp từ tim với từ mênh mông (Bác ơi, tim Bác mênh mông thế) với cùng một mục đích như vừa nói.

Đúng là với Bác vẻ đẹp nhân ái là điểm xuất phát mà cũng là điểm hội tụ của mọi vẻ đẹp. Đoạn thơ tràn ngập hình ảnh đầy gợi cảm về Người. Tố Hữu tiếp tục khắc họa thêm tấm lòng nhân đạo cộng sản, tình yêu nước, tình thương dân của Bác bằng một hình ảnh cụ thể khác.

Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ.

Cho hôm nay và cho mai sau.

Phải vô cùng yêu quý và kính trọng Bác một cách chân thành rất mực, thi sĩ mới có thể liên tưởng lòng thương yêu của Bác với đất nước, với nhân dân là "lòng mẹ" thương con biển hồ lai láng. Tấm lòng nhân ái của Người tự nhiên như là sự sông cao cả và vĩ đại của đất trời:

Bác sống như trời đất của ta

Người yêu từ ngọn lúa, cành hoa, yêu tự do, yêu thương các cụ già, em bé và đặc biệt là tình yêu của Người được biểu hiện bằng những hành động chăm sóc thật cụ thể, là đấu tranh cho những người bị nô lệ, bị áp bức, tặng áo lụa cho các cụ phụ lão và tặng sữa cho các cháu thiếu nhi:

Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già.

Phải gắn bó sâu sắc với Bác, thi sĩ mới thấy được tấm lòng của Người đối với miền Nam. Như lời Bác thường nói và mới hiểu được tình của nhân dần miền Nam đối với Bác thật là khắng khít. Đó là mối tình ruột rà máu thịt mãi mãi vững bền. "Miền Nam luôn trong trái tim tôi":

Bác nhớ miền Nam, nồi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha

Bác nghe từng bước trên tiền tuyến

Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa.

Đặc biệt là ở cuối đoạn thơ này, thi sĩ đã tạo nên một tượng đài kì vĩ, lung linh, giàu sức gợi cảm ngợi ca tấm gương vĩ đại về đức tính giản dị, thanh cao và tấm lòng nhân ái bao la của Bác.

Bác để tình thương cho chúng con

Một đời thanh bạch, chẳng vàng son

Mong manh áo vải, hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

Câu đầu của khố thơ gợi ta nhớ lại lời Di chúc của Bác: Tối để lại muôn vàn tình thương yêu... đồng thời cũng khái quát được tấm lòng nhân ái bao la của Người, trọn một cuộc đời hiến dâng cho dân, cho nước còn riêng mình thì thanh bạch giản dị không chút phô trương, không màng danh lợi. Lối ẩn dụ mang hàm ý so sánh trong hai câu thơ sau biểu hiện được đạo đức cao quý vô cùng của Bác. Mong manh áo vải hồn muôn trượng. Hơn tượng dồng phơi những lối mòn. Ilình ảnh "Mong manh áo vải" gợi lên trong tâm hồn mỗi người Việt Nam hình ảnh chân thực của Bác với áo nâu túi vải, với bộ đồ kaki bạc màu và đôi dép cao su giản dị. Bác nhũn nhặn bình thường như thế. Người vừa là lãnh tụ vĩ đại, vừa là Cha, là Bác, là anh gần gũi, mến thương đối với mọi người Việt Nam chúng ta. Chính vì vậy mà hình tượng của Người đã hóa thành bất tử trong lòng đồng bào, trong lòng đất nước. Hình tượng đó nhất định uy nghi hơn, sừng sững hơn, vững bền hơn mọi thứ dài kỉ niệm hay tượng dồng, bia đá phơi giữa những lối di quen thuộc, cũ kĩ và vắng vẻ. Bốn câu thơ này có hàm ý rất sâu nhằm biểu hiện đạo đức cao quý đến vô cùng của Bác.

Bác ơi! từng được Xuân Diệu gọi là bài thơ điếu (Điếu văn bi hùng). Bởi vậy, kết thúc bài thơ là lời hứa của Tố Hữu quyết tâm theo gương đạo đức của Bác, "tiến bước theo con đường cách mạng của Người, làm theo Di chúc của Người:

Ra đi, Bác dặn: "Còn non nước..."

Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều.

Thi sĩ tuy nặng lòng nhớ thương Bác nhưng cũng không quá bi lụy mà lãng quên nhiệm vụ. "Còn non nước..." ở dãy là trích dẫn và chọn lâ'y cái tinh thần của câu thơ trong Di chúc của Bác

Còn non còn nước còn người

Thắng giặc Mĩ ta sẽ xây dựng han mười hôm nay.

Câu thơ thế hiện một lòng tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng, nói cụ thể hơn là sự nghiệp chống Mĩ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính nhiệm vụ cách mạng mà Bác giao lại đó, lại là nghĩa nặng làm cho thi sĩ nói riêng, và nhân dân ta nói chung, tuy đau xót vô cùng nhưng vẫn "không dám khóc nhiều".

Bác mất. Tuy đã vĩnh biệt chúng ta nhưng Người còn sống mãi trong lòng nhân dân, trong lòng đất nước:

Anh hào quang đỏ thêm sông núi

Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!

Càng thương nhớ Người, thi sĩ và nhân dân ta càng tin tưởng vào sự trường tồn của sự nghiệp cách mạng mà Bác đã dày công gầy dựng và tự nguyện đi theo con đường cách mạng của Bác:

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.

Bài thơ Bác ơi của Tố Hữu thể hiện cảm xúc đau xót và tiếc thương vô hạn của nhà thơ và nhân dân ta khi Bác mất. Cảm xúc ở đây tuy dào dạt nhưng không chút bi lụy. Lí trí sáng suốt tỉnh táo đã chế ngự được tình cảm tang tóc bi thương. Ngoài ra bài thơ còn ca ngợi đời sông trong sạch, đạo đức cao đẹp, tình cảm và tâm hồn vĩ đại: yêu dân, yêu nước, yêu cuôc sống quê mình giản dị và cao quý của Bác.

Thi sĩ đã sử dụng nhiều từ ngữ, nhiều hình ảnh có sức gợi tả, và gợi cảm sâu sắc để biểu hiện nội dung vừa nói. Với nhạc điệu trang nghiêm, hình tượng thơ hoành tráng, Tố Hữu đã thể hiện được tiếng lòng của mình, cũng là tiếng lòng của nhân dân ta đối với Bác với muôn vàn niềm thương yêu, tôn kính khi Bác đã ra đi mãi mãi. Đúng như nhà thơ Xuân Diệu nhận định: bài thơ Bác ơi! của Tố Hữu đúng là một "điếu văn bi hùng".

Viết bình luận