Soạn bài: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Xác định từ xưng hô địa phương trong các đoạn trích :

a) u (từ địa phương)

b) mợ (cách xưng hô của một số gia đình trung lưu ở thành thị thời Pháp thuộc, không phải từ toàn dân nhưng cũng không phải từ địa phương).

2. HS tự tìm những từ xưng hô mang sắc thái riêng của địa phương mình và những địa phương khác mà em biết. Ví dụ :

- Vùng đồng bằng Bắc Bộ : thầy u (bố mẹ).

- Vùng trung du Bắc Bộ : (bác gái), bầm (mẹ)

- Vùng Tây Nam Bộ : chế (chị gái hoặc coi như chị gái).

- Vùng Trung Trung Bộ : eng (anh), mệ (bà), mi (mày).

3. Từ xưng hô địa phương có thể dùng trong các hoàn cảnh giao tiếp :

- Trong giao tiếp thông thường hoặc thân mật ở địa phương.

- Giữa những người trong gia đình, những người cùng quê ở một nơi không phải địa phương mình, trong hoàn cảnh thân mật.

Trong giao tiếp nghi thức không nên dùng cách xưng hô địa phương.

4. Lập bảng thống kê các từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô ở địa phương em có nghĩa tương đương với từ toàn dân (Ngữ văn 8, tập một, trang 91). Ví dụ, đây là một số từ xưng hô vùng trung du Bắc Bộ :

STT

Từ ngữ toàn dân

Từ ngữ dùng ở địa phương em

1

bố

cha

2

mẹ

bầm

3

ông nội

ông, ông nội

4

bà nội

bà, bà nội

5

ông ngoại

ông vãi

6

bà ngoại

bà vãi

7

bác (anh trai của cha)

bác

8

bác gái (vợ anh trai của cha)

9

chú (em trai của cha)

chú

10

thím (vợ em trai của cha)

thím

Nhận xét :

- Hầu hết các từ chỉ quan hệ thân thuộc trong tiếng Việt, cả từ toàn dân và từ địa phương, đều có thể dùng để xưng hô, làm cho hệ thông các từ xưng hô của tiếng Việt hết sức phong phú so với các ngôn ngữ châu Âu.

- Ngoài các từ chỉ quan hệ thân thuộc, tiếng Việt còn dùng các đại từ nhân xưng (tôi, anh, nó, họ,...), các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ (bác sĩ, giáo sư,...), tên riêng.

Viết bình luận