Soạn bài: Chí phèo

I. SƠ LƯỢC VỀ NAM CAO: CUỘC ĐỜI, CON NGƯỜI

Nam Cao (1917-1951) tên thật là Trần Hữu Tri, sinh trưởng trong một gia đình nông dân tại làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam, trước có một cửa hiệu đồ gỗ ở Nam Định, sau bị phá sản. Quê hương ông thuộc vùng chiêm trũng, quanh năm đói nghèo vì ít ruộng lại lắm thiên tai và nhất là nhiều nạn cường hào hoành hành.

Học xong bậc thành chung, Nam Cao theo một ông cậu họ vào Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) kiếm việc làm. Ông làm nhiều nghề nhưng sau đó bị ô'm nặng phải về quê. Một thời gian, Nam Cao trở lên dạy học tại một trường tư thục ở ngoại ô Hà Nội. Ông bắt đầu viết văn với bút danh Nam Cao (ghép hai chữ đầu tên huyện và tổng quê mình: Nam Sang, Cao Đà) cùng một số bút danh khác: Như Nguyệt, Thúy Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê. Khi Nhật vào Đông Dương, trường bị đóng cửa, Nam Cao lại phải về quê. Ông tham gia Hội Văn hóa cứu quô'c từ nãm 1943. Đến năm 1945, Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở địa phương và được bầu làm chủ tịch dầu tiên ở xã. Sau đó õng được chuyển ra Hà Nội công tác ở Hội Văn hóa cứu quốc rồi kê' đến tham gia kháng chiến. Cuối năm 1951, khi vào công tác ở vùng địch hậu khu Ba, Nam Cao bị địch phục kích bắt được và bắn chết gần Hoàng Đan (Ninh Bình).

Như thế, Nam Cao trước Cách mạng có một cuộc đời vất vả, nghèo khó, gian truân của một ông giáo khổ trường tư. Sau Cách mạng, cuộc đời ông cũng rất gian khổ. Đó là cuộc đời của một người cán bộ kháng chiến, một chiến sĩ cách mạng.

Nam Cao là người sống gắn bó với nông dân với những người lao động nghèo khổ. Nhà văn luôn luôn có ý thức sâu sắc về trách nhiệm của ngòi bút mình. Ông muốn viết được những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao và phản ánh được cuộc đời đau khổ của người lao động sống lầm than trên tinh thần nhân đạo chủ nghĩa.

II. QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA NAM CAO

Thời kì đầu, khi mới cầm bút, Nam Cao còn chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Bắt đầu từ Chí Phèo (1941), nhà văn hoàn toàn đoạn tuyệt với thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống ấy. Đúng như trong truyện ngắn Trăng sáng, ông viết: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than...”.

Nam Cao cũng đề cao tư tưởng nhân đạo của các tác phẩm văn chương. Đối với ông: “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ, vừạ đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tỉnh bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn”. (Đời thừa).

III. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA NAM CAO

Tác phẩm chính:

Trước Cách mạng tháng Tám: Chí Phèo (tên cũ: Đôi lứa xứng đôi) - (1941), Nửa đêm (tập truyện - 1943), Truyện người hàng xóm (truyện dài 1944), Cười (tập truyện - 1946). Và một số truyện viết cho thiếu nhi: Nụ cườ (1941), Người thợ rèn (1941), Con mèo mắt ngọc (1942), Phiêu lưu (1943), Bảy bông lúa lép (1944).

- Sau Cách mạng tháng Tám: Đôi mắt đăng báo 1948, in thành tập (1954), Chuyện biên giới (tập kí 1950), Đóng góp (kịch 1951).

Sống mòn (tiểu thuyết viết 1944, in năm 1956).

Sáng tác trước Cách mạng tháng Tám, Nam Cao tập trung chủ yếu vào hai đề tài lớn: người tiểu tư sản trí thức nghèo và người nông dân nghèo.

đề tài thứ nhất nhà văn khai thác từ chính cuộc sống của bản thân mình. Nhân vật chính trong đề tài này thường là viên chức nghèo, học sinh thất nghiệp, “giáo khố trường tư”, nhà văn nghèo... Miêu tả chân thực tình cảnh nghèo khổ chết dở, sống dở bị bạc đãi, đầy đau khổ tủi nhục của những con người này, Nam Cao đặc biệt đi sâu vào những bi kịch tâm hồn đau đớn của họ và đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc vượt khỏi phạm vi của đề tài. Đó là những bi kịch tinh thần đau đớn triền miên của người trí thức khát khao lao động sáng tạo, sống nhân ái, hữu ích cho đời nhưng chỉ miếng cơm manh áo của gia đình của bản thân mà phải sống cuộc “đời thừa” vô nghĩa.

Ở đề tài thứ hai, Nam Cao hướng ngòi bút mình về cuộc sống của những kẻ cố cùng, những con người khốn khổ, thấp cổ bé họng nhất trong xã hội cũ. Nhà văn đặc biệt đi sâu vào nỗi tủi nhục của tâm hồn bị đày đọa, nhân phẩm bị chà đạp. Ồng khẳng định mạnh mẽ bản chất tốt đẹp của họ ngay khi họ bị vùi dập hủy hoại cả nhân tính lẫn nhân hình.

Sau Cách mạng, Nam Cao luôn có ý thức hăng hái tham gia công tác cách mạng và kháng chiến. Nhà văn sẵn sàng làm bất cứ việc gì, dù là làm một anh tuyên truyền viên miễn là có lợi cho kháng chiến. Trong thời kì này, truyện ngắn Đôi mắt và nhật kí Ớ rừng là những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông.

Viết bình luận