Soạn bài: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca)

1. Thể loại

Bài thơ được viết theo thể loại thơ cổ thể. Đó là một thể loại văn học cổ của Trung Quốc du nhập vào Việt Nam rất sớm. Thể ca này nằm trong hệ thống thể loại của văn học trung đại Việt Nam. Có thể kể đến một số các tác phẩm nổi tiếng khác cũng được viết theo thể loại cố tình hình này như Phóng cuồng ca của Trần Tung, Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi, Long Thành cầm giả ca của Nguyễn Du.

2. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ

Phần Tiểu dẫn sách giáo khoa cho biết:

“Cao Bá Quát đỗ cử nhân năm 1831 tại trường thi Hà Nội. Sau đó, ông nhiều lần vào kinh đô Huế thi Hội nhưng không đỗ. Bài ca ngắn đi trên bãi cát có thể dược hỉnh thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi Hội ấy, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị”.

Nhưng cũng có ý kiến khác. Vũ Khiêu trong Lời giới thiệu, thơ chữ Hán Cao Bá Quát (NXB Văn học Hà Nội, 1976) viết:

“Bắt đầu cảm thấy bế tắc, ông lắm lúc thấy mình như người đi trên một bãi sa mạc mênh mông chẳng biết về đâu. Giá có thể trở thành tiên ông để ngủ đi cho qua ngày đoạn tháng, hoặc trở thành người say để chẳng thấy cuộc đời... Đứng làm chi đi ẩn ở phương Bắc nơi núi muôn trùng hay đi ẩn ở phương Nam nơi sóng muôn dợt. Hay đứng hoài trẽn bãi cát vô tận và vô vị này? Cuộc đời dang kích thích ông phải tự lựa chọn lấy mội lối thoát trong bước dường cùng”.

Nếu sách giáo khoa cho rằng bài thơ này được Cao Bá Quát “làm trong khi đi thi Hội” thì giáo su Vũ Khiêu lại cho rằng bài thơ này được viết khi họ Cao đã làm quan cho triều Nguyễn và đã bắt đầu cảm thấy thất vọng và bế tắc.

3. Gợi ý đọc hiểu

Câu 1

Nổi lên từ bài ca ngắn là một bãi cát dài và bóng một người đi trên đó. Hình ảnh bãi cát chủ yếu hiện lên ở đầu bài thơ và được nhắc lại ở đầu đoạn cuối của bài thơ:

Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước.

Mặt trời dã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.

... Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?...

Đọc bài thơ, trước mắt ta như hiện rõ lên một cuộc hành trình vất vả, một con đường trên một bãi cát dài mênh mông. Bãi cát ấy mịt mờ, không định ra đâu là phương hướng. Trên con đường là bóng một con người, hẳn đó là bóng nhà thơ, cô độc, trơ vơ bước trầy bước trật, khó khăn (Đi một bước như lùi một bước). Người ấy mê mải đi (Mặt trời đã lặn, chưa dừng dược), đi trong vát vả và khố đau (lữ khách trên đường nước mắt rơi).

Con đường ở đây ngoài yếu tố tả thực còn có ý nghĩa tượng trưng. Con đường trong bài thơ là con đường đời mịt mờ xa hút. Con đường này cho thấy muốn tìm ra mục đích đích thực có ý nghĩa cho cuộc đời mình con người phải vượt qua không biết bao là gian lao, vất vả, thử thách đến tận cùng.

Ngay cả hình ảnh con người trong cuộc hành trình này cũng mang tính biểu trưng. Đó là con người đi tìm lí tưởng, đi tìm mục đích đích thực và có ý nghĩa cho cuộc đời mình giữa một cuộc đời mịt mờ không sao định hướng được.

Đây cũng là hình ảnh con người đi tìm chân lí một cách cô độc và vô cùng bi tráng trong vằn học trung đại nước ta. Có người từ hình ảnh này đã liên tưởng đến hình ảnh bi tráng của “những con chim ưng”, “con chim báo bão” hay “trái tim Đan-kô” trong sáng tác của M.Goóc-ki.

Câu 2

Sáu câu thơ:

Không học được tiên ông phép ngủ

Trèo non lội suối giận khôn vơi!

Xưa nay phường danh lợi       

Tất tả trên đường dời

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?

đọc lên thoạt đầu có vẻ rời rạc nhưng ngẫm kĩ thì lại liên kết lôgic chặt chẽ với nhau.

Hai câu đầu thể hiện tâm sự chán nản của tác giả, tự giận mình đã phải hành hạ xác thân- chính mình trèo non lội suối theo đuổi công danh.

Bốn câu còn lại là hình ảnh đông đao của “phường danh lợi” đang tất tả trên dường dài xuôi ngược để tranh giành hưởng thụ thịt béo, rượu ngon, để say sưa quên hết trách nhiệm cuộc đời. Nhà thơ chua xót nhận ra: “Người say vô số, tỉnh bao người”. Thì ra danh lợi cũng là một thứ rượu dễ say lòng người.

Sáu câu thơ trên chuẩn bị đế tác giả khép lại bài thơ “đứng làm chi trên bãi cát” nghĩa là cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa đã nói.

Câu 3

Tâm trạng của lữ khách cũng là của tác giả khi đi trên bãi cát là tâm trạng băn khoăn, đang đi bỗng nhiên dừng lạ

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây?...

Tự hỏi mình: Tính sao đây? nghĩa là ông đã phân vân: Có nên đi tiếp hay sớm từ bỏ hành trình? Mặc dù có đi tiếp nữa, cũng rất khó bởi vì: không biết phặi đi thế nào?

... Đường bằng mờ mịt

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sông dào dạt.

Đúng là nỗi. bế tắc và tuyệt vọng đã che khuất cả bóng người đi lẫn bãi cát dài. Lữ khách lúc này chi còn có thế cất lên khúc hát “đường cùng”.

Trong cô độc và tuyệt vọng thi nhân đành quyết định còn “đứng làm chi trên bãi cát”.

Tầm tư tưởng cao rộng của Cao Bá Quát chính là đây, là chỗ đã nhận ra được tính chất vô nghĩa cúa con đường công danh khoa cử của triều Nguyễn lúc bấy giờ, liên hệ việc làm quan với danh lợi.

Câu 4

Bài ca ngắn di trên bãi cát gồm 16 câu thơ cổ thể, dài ngắn khác nhau, có sáu câu năm chữ, chín cáu bày chữ, một câu tám chữ. Tác giả gieo nhiều vần có cả vần bằng lẫn vần trắc. Nhịp điệu và tiết tấu trong bài thơ này cũng rất phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho việc diễn tả cảm xúc và suy tư của thi nhân.

Luyện tập

Gợi ý

Bài ca ngắn đi trên bài cát (Sa hành đoản ca) của Cao Bá Quát thế hiện tâm trạng bế tắc, tuyệt vọng, bi thương và phẫn uất của kẻ sĩ thời phong kiến lúc bấy giờ, khi chưa tìm ra được lí tưởng sống cao đẹp cho mình. Triều đình nhà Nguyễn khi đó trì trệ bảo thủ, Cao Bá Quát, tác giả bài thơ tuy vẫn đi thi, song ông đã tỏ ra chán ghét con đường khoa cử vì nó luôn gắn liền khái niệm danh lợi với việc làm quan. Bài thơ chứa đựng sự phản kháng âm thầm đôi với trật tự hiện hành và cũng góp phần lí giải vì sao Cao Bá Quát đả tham gia khởi nghĩa Mỹ Lương chông nhà Nguyễn.f

Viết bình luận