Soạn bài: Bài 30 - Ôn tập phần Văn

Kết quả cần đạt

  • Nắm được hệ thống văn bản, những giá trị về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm, những quan niệm về văn chương, về đặc trưng thể loại của các văn bản, về sự giàu đẹp của tiếng Việt thể hiện trong các tác phẩm thuộc chương trình Ngữ văn lớp 7.
  • Thuộc lòng một số bài thơ, văn hay.
  • Biết cách dùng dấu gạch ngang và dấu gạch nối.
  • Hệ thống hóa kiến thức về các kiểu câu đơn và các dấu câu.
  • Nắm đặc điểm của văn bản báo cáo: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.

1. Các văn bản đã được đọc - hiểu văn bản trong năm học lớp 7.

HỌC KỲ I

- Cổng trường mở ra

- Mẹ tôi

- Cuộc chia tay của những con húp hê

- Những câu hát về tình cảm gia đình

- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

- Những câu hát than thân

- Những câu hát châm biếm

- Sông núi nước Nam

- Phò giá về kinh

- Buổi chiều dứng ở phủ Thiên trường trông ra

- Bài ca Côn Sơn

- Sau phút chia li

- Bánh trôi nước

- Qua đèo Ngang

- Xa ngắm thác núi Lư

- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- Ngẫu nhiên viết nhân mới về què

- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

- Cảnh khuya

- Rằm tháng Giêng

- Tiếng gà trưa

- Một thứ quà của lúa non: cốm

- Sài Gòn tôi yêu

- Mùa xuân của tôi.

HỌC KÌ II

- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

- Tục ngữ về con người và xã hội

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Sự giàu đẹp của tiếng Việt

- Đức tính giản dị của Bác Hồ

- Ý nghĩa văn chương

- Sống chết mặc bay

- Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

- Ca Huế trên sông Hương

- Quan Ầm Thị Kính

2. Đọc lại các phần mục mà Sách giáo khoa yêu cầu.

3. Những tình cảm thể hiện trong các bài ca dao dân ca đã học:

- Tình cảm gia đình.

- Tình yêu quê hương, đất nước, con người.

Những thái độ thể hiện trong các bài ca dao dân ca đã học:

- Thái độ oán trách, phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.

- Thái độ phê phán những cái xấu trong xã hội.

4. Các câu tục ngữ đã học thể hiện những kinh nghiệm về thời tiết, trồng trọt, chăn nuôi và những kinh nghiệm sống.

Chúng còn thể hiện thái độ tôn vinh giá trị con người, thái độ đề cao các phẩm chất tốt đẹp.

5. Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình của Việt Nam đã được học là:

- Lòng yêu quê hương đất nước, hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị.

- Sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.

- Tố cáo chiến tranh phi nghĩa, khát khao hạnh phúc lứa đôi.

- Trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam; thương cảm thân phận chìm nổi của họ.

- Tình yêu thương con người và mong muốn mọi người đều no ấm.

6. Các văn bản đọc (trừ nghị luận):

Số TT

Nhan đề

Giá trị chính về nội dung

Giá trị chính về nghệ thuật

1

Trường học

Lời cha khuyên con hãy cố gắng tiến lên trên con đường học tập.

Lời thư chân tình giàu xúc cảm.

2

Vì sao hoa cúc có nhiều cánh nhỏ

Qua lời giải thích vì sao hoa cúc có nhiều cánh, câu chuyện đã phản ánh lòng thương mẹ sâu sắc của bé gái.

Lời kể thật ngắn gọn mà ý nghĩa vẫn sâu xa.

3

Lời kể của nhà văn Nguyễn Công Hoan

Phê phán cách viết "cộc lốc" không ai hiểu nổi.

Lời kể dí dỏm kèm theo dẫn chứng làm cho ý diễn đạt thật rõ ràng, minh bạch.

4

Nhớ thầy Song An Hoàng Ngọc Phách

Đề cao tình thầy trò.

Lời kể mộc mạc, kết thúc khá bất ngờ thú vị.

5

Thư cho một người bạn để hiểu về đất nước mình

Tình yêu tổ quốc Ka-dắc-xtan của I-ri-na Ki-xlô-va.

Thư viết theo lối văn miêu tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.

6

Tấm gương

Từ câu chuyện tấm gương nhà văn muốn nói con người cần có một tâm hồn đẹp để soi vào tấm gương lương tâm mà không, hổ thẹn.

Bài văn dùng tấm gương làm một hình ảnh ẩn dụ để biểu lộ tư tưởng tình cảm.

7

Hoa học trò

Bài văn thể hiện xúc cảm của tác giả về màu hoa phượng xa bạn, xa trường.

Lời văn giàu hình ảnh và chứa chan cảm xúc.

8

Tản văn Mai Văn Tạo

Tình yêu miền quê An Giang nhiều cảnh đẹp, nhiều chiến tích, kì công.

Lời văn miêu tả kết hợp với lời kể đầy xúc cảm.

9

Cây sấu Hà Nội

Tình yêu cây sấu trong lòng người Hà Nọi.

Lời văn miêu tả đầy xúc cảm.

10

Sấu Hà Nội

Những đức tính tốt đẹp của cây sấu Hà Nội.

Bài văn thể hiện cách nhìn độc đáo, cách suy nghĩ tinh tế.

11

Con gà đất

(Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Niềm say mê con gà đất, một kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.

Lời văn miêu tả, kể chuyện thể hiện niềm hoài tưởng sâu sắc thiết tha.

12

Trích “Những tấm lòng cao cả”

Tình cảm yêu kính sâu sắc đối với cô giáo.

Lời văn kể chuyện chân thành làm sống lại bao kỉ niệm đẹp đẽ về cô giáo mến yêu.

13

Mõm Lũng Cú tột bắc

Tình yêu đất nước qua việc miêu tả mõm Lũng Cú cực bắc và mũi Cà Mau cực nam của Tổ quốc.

Lời văn miêu tả giàu hình ảnh so sánh, giàt hình ảnh liên tưởng.

14

Trích “Cỏ dại” của Tô Hoài

Tình yêu thương sâu sắc đối với u già.

Sự quan sát tinh thế của tác giả làm nổi lên những tình cảm thiết tha trìu mến.

15

Quà bánh tuổi thơ

Những kỉ niệm tuổi thơ khi nhớ lại những món quà bánh ngon lành của tuổi học trò.

Lời văn miêu tả tỉ mỉ, sống động.

16

“Bàn chân của bố” trích Tuổi thơ im lặng của Duy Khán

Tình cảm thương yêu người cha đã một đời vất vả gian nan lo toan cuộc sống.

Lời văn miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng giàu cảm xúc.

17

Kẹo mầm

Những kỉ niệm sâu sắc về mẹ.

Lời văn tự sự có tính hồi tượng thật cảm động.

18

Cảm nghĩ về một bài ca dao

Cảm nghĩ về một bài ca sao thông qua sự hồi tưởng, liên tưởng.

Lời văn giàu yếu tố tưởng tượng và hoài niệm.

7. - Sự giàu đẹp của tiếng Việt thể hiện ở chỗ hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu. Tiếng Việt có hai thanh bình và bốn thanh sắc nên giàu hình tượng ngữ âm như các âm giai trong âm nhạc. Ví dụ như đoạn thơ sau đây chính là một đoạn thơ rất giàu nhạc tính:

Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại

Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang

Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngát một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

- Sự giàu đẹp của tiếng Việt còn thể hiện ở chỗ dồi dào về từ vựng và rất uyển chuyển trong cách đặt câu, diễn ý.

Đoạn văn sau đây đã chứng minh điều ấy:

“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau...”.

8. Văn chương, từ bao đời nay đã làm rung động trái tim của con người vì văn chương có một sức mạnh riêng của nó.

Nhà văn Hoài Thanh nói: “Tiếng khóc, nỗi đau thương chính là nguồn gốc của thi ca”. Điều này quả là đúng khi ta đôi chiếu với nhiều tác phẩm, ví dụ như Truyện Kiều của Nguyễn Du hay Chinh phụ ngâm (bản dịch) của Đoàn Thị Điểm. Cả cuốn Truyện Kiều hơn ba nghìn câu thơ là nỗi đau chứa chan nước mắt của nàng Kiều, một thiếu nữ có sắc, có tài nhưng đã bị dập liễu vùi hoa trong cảnh bùn nhơ.

Chinh phụ ngâm cũng là khúc ngâm về nỗi lòng sầu thương, nhớ mong của người vợ có chồng phải đi ra trận phục vụ cho cuộc chiến tranh tranh quyền đoạt vị của bọn vua chúa phong kiến.

Cả hai tác phẩm này đã trở thành những kiệt tác trong văn học nước nhà.

Nhà văn Hoài Thanh còn viết: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”.

Điều này cũng thể hiện rõ trong hai kiệt tác nói trên. Chính Nguyễn Du đã thông cảm sâu sắc với nỗi đau của nàng Kiều. Nguyễn Du đã đau nỗi đau của nàng, khi Kiều bị đánh đập đến “thịt đổ máu sa” thì lòng Nguyễn Du cũng đang rớm máu.

Ta còn thấy trong văn chương lòng yêu đất nước quê hương như ca dao dân ca đã thể hiện. Tình cảm yêu thiên nhiên cũng là một đề tài luôn gặp trong văn thơ như các bài Sông nước Cà Mau, Lao xao, Bài ca Côn Sơn, Xa ngắm thác núi Lư, Cảnh khuya...

Văn chương còn có tác dụng “gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Ví dụ như ta chưa hề ra Hà Nội nhưng những bài viết về Hà Nội như Mùa xuân của tôi, Cây sấu Hà Nội, Sấu Hà Nội, Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử khiến ta cũng thấy yêu mến đất Thăng Long. Khi tình cảm yêu đất nước, quê hương của ta còn mơ hồ thì chính những bài ca dao như:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này.

Những bài văn như Lòng yêu nước của Lê-ren-bua (Ngữ văn 6 tập hai) hay bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Bác Hồ, hoặc các bài thơ như Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh... đã làm cho ta thấy mến yêu và tự hào về đất nước, về dân tộc Việt Nam hơn.

9. Việc học phần Tiếng Việt và Tập làm văn theo hướng tích hợp trong chương trình Ngữ Văn 7 đã rất có ích lợi cho việc học phần Văn vì các phần này luôn bổ sung hỗ trợ cho nhau, làm lí thuyết gắn kết với thực hành. Khi nắm vững các kiến thức và kĩ năng về Tiếng Việt và Tập làm văn thì cũng hiểu phần Văn sâu sắc hơn.

Ví dụ: Ở bài 5 ta học về yếu tố Hán Việt, từ ghép Hán Việt và đặc điểm chung của văn biểu cảm thì các bài học này hỗ trợ thêm cho việc Đọc - Hiểu các văn bản Nam quốc sơn hàTụng giá hoàn kinh sư cùng các bản dịch thơ.

Viết bình luận