Soạn bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông (trích)

GỢl Ý ĐỌC - HIỂU

Câu 1

Sông Hương ở thượng lưu được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả như một dòng sông có vẻ đẹp "phóng khoáng và man dại" nhưng cũng có lúc dịu dàng và say đắm. Nhà văn khắc họa dòng sông tươi đẹp và thơ mộng này với những hình ảnh đầy ấn tượng. Khi chảy qua lòng dãy Trường Sơn, sông Hương tựa như "một bản trường ca của rừng gia' "rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác" "cuộn xoáy như cơn lốc". Bên cạnh vẻ đẹp phóng khoáng và man dại ấy, sông Hương còn là một dòng sông tươi đẹp và thơ mộng, "dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng".

Ngoài cách sử dụng những từ ngữ gợi cảm vừa kể ("bản trường ca của rửng già", "dịu dàng và say đắm") nhà văn còn khéo dùng nhiều phép tu từ: so sánh kết hợp với nhân hóa: "Sông Hương dã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại", "Rừng già đã hun đúc cho nó một bản tĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng...”).

Câu 2

Sông Hương có sự thay đổi tính cách khi về đồng bằng đến ngoại vi thành phố Huế. Theo nhà văn, sông như "đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái" để "mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở" (Vẻ đẹp dịu dàng, trí tuệ này của dòng sông thực ra đã có cội nguồn ở phần "tâm hồn sâu thẳm của nó" trong "cuộc hành trinh gian truân mà nó đã vượt qua'.

Ớ đây, hứa hẹn nhiều vẻ đẹp mới của sông Hương là hình tượng "người con gái đẹp" được "người tình mong đợi đến đánh thức". Những hiểu biết về địa lí đã giúp Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả được dòng sông một cách tỉ mỉ và những khúc quanh và lưu vực. Cũng chính năng lực quan sát kĩ càng tinh tế và vòn ngôn ngữ hình tượng dồi dào, phong phú đã khiến nhà văn viết ra được những câu chữ đặc sắc, lay động được lòng người đọc: "Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường San", "sắc nước trở nên xanh thẳm", "nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách", "dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi", những ngọn đồi này "tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc", "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím".

Kiến thức, kiến văn uyên bác của nhà văn còn hằn dấu vào những câu văn nói về lăng tấm triều Nguyễn, vẻ đẹp trầm mặc của sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế, và câu ca dao: "Bổn bề núi phủ mây phong. Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng vạn niên".

Câu 3

Khi chảy vào thành phố Huế, sông Hương trở nên vui tươi hẳn lên và đặc biệt chậm rãi, êm dịu và mềm mại. Ớ đây, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có sử dụng những hình ảnh, những cách ví von so sánh, liên tưởng sáng tạo đầy ấn tượng: "Phía đó, nơi cuối dường, nó dã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành tráng non... Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế". Câu thơ Nguyễn Du tả tiếng đàn trong Truyện Kiều: "Trong như tiếng hạc bay qua. Đục như tiếng suối mới sa nửa vời". Gợi nhớ làn điệu ca Huế "Tứ đại cảnh".

Ngoài ra nhà văn còn làm rõ nét đặc trưng của sông Hương bằng cách so sánh với những dòng sông mà ông tưởng gặp như: sông Xen, sông Đa-nuýp, đặc biệt là sông Nê-va với những phiến băng trôi nhanh như chiếc thuyền của những chú chim hải âu...

Câu 4

Đoạn văn: "Dòng sông... dến biển" có thể coi là tiếu kết phần thứ nhất của bài bút kí. Sử dụng một đoạn trong văn kiện của UNESCO, đoạn thuyết minh đầy cảm xúc có tính khái quát và đánh giá cao di sản thiên nhiên, di sản văn hóa thế giới Huế như vậy làm tiểu kết cho phần thứ nhất bài bút kí của mình, tác giả đã khéo léo dùng kiểu đòn bẩy nghệ thuật không chỉ khái quát được nội dung mà còn thể hiện được nghệ thuật bút kí.

Thêm vào đó, đê tôn cao vẻ đẹp Hương Giang và vị trí của dòng sông này trong thế giới hiện đại, nhà văn còn viết mấy câu bình.

Câu 5

Hoàng Phủ Ngọc Tường kết thúc bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? bằng cách lí giải cái tên sòng Hương: Sông Hương là sông Thơm. Thật ra, ở các đoạn trên, người đọc ít nhiều đã cảm nhận được lí giải đó. Có điều, đến phần kết thúc này nhà văn đã nhấn mạnh thêm diều đã nói bằng một huyền thoại thật mĩ lệ. Huyền thoại về tên ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. "Sông Hương uốn một cánh cung rất nliẹ sang đến Cồn Hến, dường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng "Vâng" không nói ra của tình yêu". Cách ví von cây cầu Tràng Tiền như những vành trăng non, vành trăng đầu tháng, hình cánh cung đã gợi được sự thanh mảnh, dịu dàng và thơ mộng của không chỉ sông Hương mà cả xứ Huế. Sau đó là cách so sánh kết hợp nhân hóa ẩn dụ thật đặc sắc. Nhà văn ví dòng chảy đường cong của sông Hương chảy qua thành phố Huế với "một tiếng vâng không nói ra của tình yêu". Cách ví von này thật độc đáo, đầy tính sáng tạo. Viết về đòng sông nhưng câu văn ấy còn nói được cả về con người. Người đọc hình dung ra được những cô gái Huế dịu dàng, thướt tha, đa tình mà e lệ, kín đáo. Một khi đã yêu, chẳng cần tiếng "vâng" lộ liễu mà họ có ngôn ngữ riêng của tình cảm: một ánh mắt, một nụ cười lặng thầm nhưng đã đủ. Cũng cùng dụng ý đó, nhà văn còn so sánh khúc quanh (trước khi ra biển) của sông Hương như một "nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu". Những chi tiết về phong tục lễ học được ông sử dụng như những hình tượng nghệ thuật miêu tả dòng sông "trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh... qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng". Người đọc đến đây bất chợt liên tưởng đến hai câu thơ của thi sĩ Thu Bồn trong bài Tạm biệt'. "Con sông dùng dằng, con sông không chảy. Sông chảy vào lòng nên Huế rẩt sâu".

Vẻ đẹp của Hương Giang còn được nhà văn phát hiện và diễn tả dưới góc nhìn lịch sử, văn hóa. Ông huy động những hiểu biết về âm nhạc cùng những liên tưởng độc đáo "điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố'" của dòng sông Hương ở đây bộc lộ khát vọng cao đẹp của con người là muốn đem cái đẹp và tiếng thơm để dựng xây, bồi đắp văn hóa và lịch sử nước nhà. Tác giả đặt lên cho bài kí của mình bằng một câu hỏi Ai đã đặt tên cho dòng sông? không thể nhằm ngợi ca tên đẹp của đòng sông mà còn nhằm gián tiếp nhắc nhở, gợi lên niềm tri ân sâu sắc đối với những bàn tay đã khai phá miền đất ấy.

Câu 6

Qua bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sáng? ta đủ để cảm nhận rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường là một ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu tưởng tượng, lãng mạn, bay bổng nhưng cũng rất uyên bác. Tuy quê gốc Quảng Trị nhưng ông đã sông, học tập và hoạt động cách mạng ở Huế, tâm hồn thấm đẫm văn hóa Huế.

Những nét đặc sắc của văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích trên là:

- Vẻ đẹp Hương Giang phong phú, đa dạng và huyền ảo như đời sống, như tâm hồn con người được thể hiện bằng một ngòi bút đặc sắc, đầy cảm hứng và tài hoa của tác giả trong thể loại bút kí.

Sức so sánh liên tưởng độc đáo, kì thú cùng với vốn hiểu biết sâu rộng về địa lí, lịch sử văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt là vein sống cùng những trải nghiệm của bản thân.

- Ngôn ngữ phong phú, mềm mại, giàu hình ảnh đầy thi vị, vận dụng khéo léo nhiều phép tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...

- Kết hợp nhuần nhuyễn, điêu luyện giữa cảm xúc và trí tuệ, giữa chủ quan và khách quan.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1

Học sinh tự chép lại một số câu văn, đoạn văn ngắn mà các bạn yêu thích.

Bài tập 2

Học sinh tự chọn bình một đpạn trong số các đoạn đã chép lại.

Viết bình luận